Europeche: việc cấm FADs sẽ chuyển nỗ lực khai thác từ cá ngừ vằn sang cá ngừ vây vàng

(vasep.com.vn) Europeche, cơ quan đại diện của Châu Âu trong lĩnh vực nghề cá, đã có cuộc gặp với các tổ chức NGOs trong quốc hội Châu Âu để thảo luận về việc sử dụng thiết bị thu hút cá (FADs) và việc làm thế nào để cải thiện hoạt động quản lý nghề khai thác cá ngừ.

Tại cuộc họp các chuyên gia ngành cá ngừ đưa ra các sáng kiến quản lý việc sử dụng FADs tốt hơn và đề cập đến cam kết khai thác bền vững.

FADs là thiết bị nổi sử dụng trong hàng trăm năm qua để khai thác cá thương mại và giải trí nhằm cải thiện các phương pháp khai thác ngoài biển đối với các loài cá nổi bao gồm cả cá ngừ. FAD thường bao gồm các bè tre được gắn phao cao su được thả trôi trên biển hoặc thảo neo trên biển để cải thiện phương pháp khai thác.

Cơ quan này giải thích rằng sau hơn 20 năm sử dụng triệt để FAD, trữ lượng cá ngừ nhiệt đới vẫn ở trong tình trạng tốt tại các vùng biển trên thế giới. Ngành này cho biết việc cấm sử dụng các thiết bị FADs như đề xuất của các tổ chức NGO, dẫn đến tình trạng chuyển từ khai thác cá ngừ vằn sang cá ngừ vây vàng và dẫn đến lạm thác.

Trong suốt buổi thảo luận, các tổ chức NGO đưa ra 2 vấn đề chính là việc sử dụng FADs, việc đánh bắt cá chưa trưởng thành và việc rùa và cá mập bị khai thác không chủ đích.

Cơ quan này đã giải thích rằng tỷ lệ cá ngừ chưa trưởng thành bị chết trong tự nhiên thường cao hơn so với tỷ lệ cá bị chết do khai thác, đây là lý do cơ bản giải thích tại sao áp lực khai thác cá ngừ tăng.

Các tàu lưới vây EU ít khi bị khai thác không chủ đích và các ngư dân đã được đào tạo để giải thoát cá mập, cá đuối và rùa bị mắc lưới nếu còn sống. Ví dụ, trong năm 2013 chỉ có 12 con rùa biển tại Đông Thái Bình Dương vô tình bị mắc lưỡi trong tổng 28 tàu lưới vây.

Các đại diện ngành đã nhấn mạnh rằng họ đã tự nguyện thông qua một loạt các biện pháp quản lý riêng của họ, bằng chi phí của họ, nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn tốt nhất để khai thác cá ngừ một cách bền vững.

100% các tàu có giám sát, có đầy đủ tài liệu về sản lượng khai thác, hoàn toàn không sử dụng FADs mà thay vào đó là các thiết bị không bẫy cá và áp dụng quy tắc thực hành tốt nhất.

Tàu khai thác của EU cũng là đội tàu đầu tiên giới các kế hoạch quản lý FAD ở cấp quốc gia và Cơ quan Quản lý Nghề cá khu vực (RFMO) và nó có quyền tự xác định giới hạn áp dụng; 500 FADs với mỗi tầu trong 1 năm tại khu vực Đại Tây Dương và 550 mỗi tàu cho mỗi năm ở Ấn Độ Dương.

Ngoài ra, cơ quan này đã đề xuất mức khai thác và lệnh cấm theo mùa đối với việc sử dụng FADs ở các RFMOs khác nhau.

Đề xuất này đã được sự đồng ý của cả cơ quan này và các tổ chức NGOs về việc giới hạn số lượng FADs trên mỗi tàu chỉ là một phần của nỗ lực làm giảm tỷ lệ cá chết vì nguyên nhân thực sự là do khả năng khai thác của tàu.

Nếu có một mức quy định nhất định về số lượng tàu, một giới hạn hợp lý đối với FADs trên mỗi tàu có thể được đưa ra. Tuy nhiên, nếu hệ thống cho phép sự gia tăng số lượng tàu không kiểm soát, hạn chế số lượng FAD sẽ không có hiệu lực. Chỉ trong 5 năm, đã có sự gia tăng 22% về số lượng các tàu lưới vây.

Cả các tổ chức NGOs và cơ quan này đã kết luận rằng thực sự cần các dữ liệu khoa học. Cơ quan này này đã đóng góp phần khối lượng dữ liệu cho dự án của Ủy ban Châu Âu, CECOFAD, nhưng dữ liệu này phải được phân tích nhưng cần thời gian .

Khu vực này cũng kêu gọi EU công nhận vai trò của các đội tàu cá ngừ EU, trong đó thực hiện theo các tiêu chuẩn xã hội cao nhất trên thế giới nhưng hoạt động trong điều kiện không công bằng.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục