Nhập khẩu tôm thế giới tăng mạnh năm 2016

(vasep.com.vn) Theo báo cáo của Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO), NK tôm nuôi trên toàn thế giới tăng mạnh năm 2016 do nguồn cung tăng từ hầu hết các nước sản xuất chính.

So với cùng kỳ năm 2016, NK tôm thế giới nửa đầu năm 2016 ở Mỹ (thị trường tiêu thụ đơn lẻ tôm lớn nhất) giảm 1,2% tuy nhiên tăng ở Nhật Bản (+7%), EU (+17,8%), Nga (+44%), Australia (+4%) and Nam Phi (+15%).

NK tôm tăng ở các thị trường Đông Á và Cận Đông chủ yếu từ các nguồn cung ở châu Á và Ecuador.

Top các nước XK tôm lớn nhất thế giới nửa đầu năm 2016 không thay đổi so với năm 2015 bao gồm Ecuador, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia và Trung Quốc.

Hai nguồn cung lớn nhất, Ecuador và Ấn Độ, lần lượt tăng XK 7,6% và 10,8% đạt 180.000 tấn và 179.000 tấn.

Đối với Ecuador, top 3 thị trường lớn nhất của nước này trong nửa đầu năm 2016 bao gồm Việt Nam (80.000 tấn), EU (44.000 tấn) và Mỹ (35.000 tấn).

Sau khi giải quyết được các vấn đề dịch bệnh, Thái Lan đã giành lại được thị phần và đứng thứ 3 về XK tôm trên thế giới. XK tôm nước này đã tăng 33% trong nửa đầu năm 2016 đạt 94.000 tấn. Các thị trường tiêu thụ chính của Thái Lan bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Việt Nam, Hồng Kông và Canada.

Indonesia đứng sau Thái Lan về XK tôm với khối lượng đạt 80.000 tấn, tăng 7% trong 5 tháng đầu năm 2016. Top 5 thị trường lớn nhất gồm Mỹ, Nhật Bản, EU, Malaysia và Việt Nam. XK tôm có thể đã vượt 90.000 tấn trong nửa đầu năm 2016.

Trung Quốc XK 82.000 tấn tôm trong giai đoạn này, tăng 2,3%. Nước này tăng XK sang Mỹ, Hàn Quốc, Hồng Kông và Đài Loan tuy nhiên giảm XK sang Nhật Bản.

Về nguồn cung, FAO cho biết, người nuôi tôm gặp khá nhiều khó khăn trong nửa đầu năm 2016.

Sản lượng tôm nuôi ở Trung Quốc giảm do dịch bệnh. Tương tự, sản lượng tôm ở các bang phía nam Ấn Độ (Andhra và Tamil Nadu) cũng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và lũ lụt.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng tổng nguồn cung tôm của Ấn Độ vẫn ổn định do người nuôi chuyển từ nuôi tôm sú sang tôm chân trắng tại các bang ở đông nam Ấn Độ như Gujarat, Odissa và West Bengal. Người nuôi Ấn Độ tiếp tục nuôi tôm cỡ lớn 13/15–21/25.

Người nuôi tôm ở Indonesia cũng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Dựa trên doanh số bán thức ăn nuôi tôm, sản lượng tôm năm 2016 của nước này dự báo tương đương năm 2015 với khoảng 600.000 tấn.

Sản lượng tôm nuôi ở Việt Nam cũng được dự báo giảm năm 2016 do bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và hạn hán trong nửa đầu năm.

Thái Lan là nước duy nhất ngành nuôi tôm không chịu thiệt hại. Với tốc độ tăng trưởng chậm nhưng ổn định, sản lượng tôm chân trắng của nước này năm 2016 dự báo đạt 300.000 tấn.

Sau khi trầm lắng trong nửa đầu năm 2016, nhu cầu tiêu thụ tôm của Mỹ được cải thiện trong những tháng mùa hè nhờ giá bán buôn ổn định.

Mỹ giảm NK từ 3 nguồn cung chính (Indonesia, Ecuador và Ấn Độ) tuy nhiên tăng NK từ Thái Lan trong nửa đầu năm 2016. Nhu cầu tôm sú khá tốt trong giai đoạn này khiến nguồn cung tôm từ Bangladesh sang Mỹ tăng.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục