Năm 2016: Ấn Độ là nước xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới

(vasep.com.vn) Ấn Độ là nước XK tôm nuôi lớn nhất thế giới năm 2016, theo báo cáo từ Globefish của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO).

Top 5 nước XK năm 2016 gồm Ấn Độ với 438.500 tấn, tăng 14,5%; Việt Nam với 425.000 tấn, tăng 18–20%; Ecuador với 372,600 tấn, tăng 7,8%; Indonesia với 220.000 tấn, tăng 21%; và Thái Lan 209.400 tấn, tăng 22%. XK từ Trung Quốc cũng tăng 7% đạt 205.300 tấn. Các thị trường lớn nhất của Ấn Độ gồm Mỹ, Việt Nam, EU và Nhật Bản.

Việt Nam-nước XK lớn thứ 2 thế giới-chủ yếu xuất sang Trung Quốc, Mỹ, EU, Hàn Quốc và Úc.

XK tôm của Thái Lan duy trì tăng trưởng trong năm thứ 3 liên tiếp. Về khối lượng, hơn 40% lượng tôm XK của Thái Lan là tôm chế biến (85.200 tấn). Tổng giá trị XK tôm đạt 2 tỷ năm 2016.

Năm 2016, Ấn Độ tăng XK sản phẩm giá trị gia tăng từ 10.100 tấn năm 2015 lên 23.400 tấn năm 2016, chủ yếu xuất sang thị trường Mỹ.

Theo Tạp chí Nuôi trồng Thủy sản Châu Á Thái Bình Dương, sản lượng tôm Thái Lan tăng lên 300.000 tấn năm 2016; Indonesia khoảng 350.000 tấn; Trung Quốc 600.000–800.000 tấn. Báo cáo từ 6 tỉnh nuôi tôm chính ở miền nam Trung Quốc cho biết, sản lượng tôm chân trắng giảm hơn 150.000 tấn năm 2016.

Ở châu Mỹ Latinh, sản lượng ước đạt 500.000–600.000 tấn năm 2016 với Ecuador và Mexico là những nhà cung cấp chính.

Giá tôm chân trắng tăng trong năm 2016. Tại thị trường Mỹ, giá NK tăng 5,5% so với năm 2015. Giá NK từ Ấn Độ và Ecuador vào Mỹ tăng lần lượt 2,7% và 7,8%. Tuy nhiên, so với năm 2015, giá NK trung bình của Mỹ từ Indonesia, Thái Lan và Việt Nam giảm 1,2–1,7%.

Đối với tôm khai thác tự nhiên, sản lượng khai thác ở Argentina tăng 17% đạt 167.300 tấn năm 2016 mặc dù sản lượng giảm trong 2 tháng cuối cùng của năm. Tại Mỹ, sản lượng khai thác tôm năm 2016 đạt thấp nhất từ năm 2010.

Top các thị trường NK lớn nhất bao gồm EU, tăng 2% đạt 780.000 tấn; Mỹ tăng 3.2% to 606.000 tấn; Trung Quốc tăng 4–5% đạt 350.000–360.000 tấn và Nhật Bản tăng 4,6% đạt 223.600 tấn.

Tại Nhật Bản, nhu cầu tiêu thụ tôm ổn định trong năm 2016. Các nhà cung cấp chính gồm Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia và Trung Quốc. Gần 27% lượng NK gồm các sản phẩm giá trị gia tăng như tôm tempura, tôm hấp chín và tôm sushi.

Đối với thị trường EU, nhu cầu tiêu thụ không cao trong năm 2016. Tuy nhiên, giá tôm chân trắng ổn định giúp tăng 2% NK tôm của EU năm 2016 đạt 783.900 tấn.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục