Mỹ kiện lên WTO về các khoản trợ cấp dành cho Ấn Độ

(vasep.com.vn) Mỹ mới đây đã đệ đơn kiện đối với Ấn Độ lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) do các chương trình trợ cấp XK áp dụng cho các nước phát triển không còn được áp dụng với Ấn Độ tuy nhiên Ấn Độ vẫn đang được hưởng lợi từ các chương trình này.

Các chương trình trợ cấp XK này ảnh hưởng xấu tới công nhân của Mỹ bằng cách tạo ra sân chơi không bình đẳng và họ sẽ phải cạnh tranh nhiều hơn, đại diện của Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) cho biết.

USTR sẽ tiếp tục kiểm soát các đối tác thương mại bằng cách thực thi các quyền của Mỹ theo các hiệp định thương mại của nước này và bằng cách thúc đẩy thương mại công bằng và đối ứng thông qua các công cụ sẵn có, bao gồm WTO.

Các chương trình đang gây thách thức cho Mỹ bao gồm: Chương trình XK hàng hóa từ Ấn Độ, Chương trình định hướng XK, Chương trình công nghệ điện tử, Chương trình hàng hóa xúc tiến XK, Chương trình miễn thuế NK cho các nhà XK.

Mỹ cho rằng các chương trình này chiếm 7 tỷ USD trợ cấp cho XK Ấn Độ. Tổng giá trị XK của Ấn Độ sang Mỹ đạt 28,3 tỷ USD.

Tôm chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng XK tuy nhiên đây là một trong những ngành XK tăng trưởng nhanh nhất của Ấn Độ, do vậy nên thu hút được nhiều hỗ trợ từ chính phủ.

Khảo sát kinh tế chính phủ gần đây nhất cho biết XK tôm tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất 29,5% trong năm 2017 trong tất cả các loại hàng hóa. Tuy nhiên, hiện tại tôm chỉ chiếm 2,7% tổng XK của Ấn Độ.

Với tốc độ tăng trưởng này, chính phủ Ấn Độ tuyên bố mục tiêu gấp đôi XK các sản phẩm hải sản. Chương trình sẽ bao gồm nhiều hơn các hỗ trợ cho tôm, và các biện pháp đẩy mạnh sản lượng nuôi ở các bang khác nhau của Ấn Độ.

Một nhóm các nhà sản xuất tôm nội địa Mỹ và những người ủng hộ trong quốc hội đang nỗ lực hạn chế tôm NK bằng bất cứ giá nào. Nhóm này cũng ủng hộ việc thúc đẩy Cơ quan Quản trị Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) đưa tôm nuôi vào Chương trình Giám sát Thủy sản Nhập khẩu (SIMP) mặc dù không có chứng cứ về rủi ro đối với các công ty Mỹ NK thủy sản bất hợp pháp.

Việc Mỹ phản đối thúc đẩy XK có khả năng dẫn tới sự phản ứng mạnh mẽ từ phía Chính phủ Ấn Độ.

Bước đầu tiên sẽ là Ấn Độ và Mỹ gặp nhau về vấn đề trợ cấp XK. Nếu không có sự thống nhất nào được đưa ra, bước tiếp theo sẽ là Mỹ yêu cầu WTO thành lập nhóm giải quyết tranh chấp.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục