Malaysia: 50% người nuôi tôm ở Perak chuyển sang nuôi tôm sú

(vasep.com.vn) Khoảng 40-50% người nuôi tôm ở khu vực sản xuất tôm lớn nhất của Malaysia đã chuyển sang nuôi tôm sú do nhu cầu loài tôm này tăng từ các thị trường NK và giá tôm tại đầm phục hồi.

Doanh số bán thức ăn nuôi tôm sú ở Perak tăng lên trên 10.000 tấn năm 2017 sau khi 40-50% người nuôi  ở đây chuyển sang nuôi tôm sú từ tôm chân trắng.

Trên toàn các khu vực nuôi tôm chính của Malaysia, từ 2-30% người nuôi đã chuyển từ nuôi tôm chân trắng sang tôm sú.

Theo Catherine Lee May Ying, Giám đốc công ty thủy sản của Malaysia, Blue Archipelago cho rằng, với mức giá tôm sú hiện tại, nhu cầu nuôi tôm sú đang tăng mạnh.

Nuôi tôm sú hay tôm chân trắng ?

Ying cho rằng, năng suất tôm chân trắng cao hơn, tuy nhiên với mức giá hiện tại, tổng lợi nhuận thu được từ tôm sú sẽ tốt hơn trên mỗi diện tích ao nuôi.

Giả định rằng, khi một trại nuôi tại Malaysia thu hoạch 7,2 tấn tôm chân trắng, dựa trên chi phí hiện tại và biên lợi nhuận, lợi nhuận tôm sú sẽ cao hơn từ sản lượng 4,4 tấn. Tuy nhiên, nếu giá tôm chân trắng bắt đầu tăng lên 5,12 USD/kg đối với tôm 14 g, điều này sẽ lại khuyến khích người nuôi quay trở lại nuôi tôm chân trắng.

Với 95% lượng tôm sú được bán cho các nhà chế biến, nếu đồng ringgit của Malaysia tăng so với USD, sức mua các nhà chế biến sẽ chững lại.

Trong khi, tiêu thụ tôm chân trắng nội địa ở Malaysia là 60 tấn mỗi ngày nếu nhu cầu tương đối ổn định trong khi tiêu thụ tôm sú nội địa ở mức rất nhỏ vì giá cao hơn tôm chân trắng.

Các yếu tố khác khó dự đoán hơn. Từ cuối năm 2016, sau khi người nuôi tôm chân trắng thu hoạch thất bại, nhiều người được khuyến khích chuyển sang nuôi tôm sú. Mặt khác, việc thiếu tôm sú bố mẹ (thường được NK từ Thái Lan), có thể khiến người nuôi quay trở lại tôm chân trắng.

Theo bà Ying, nhu cầu cao từ các thị trường NK đối với tôm sú Malaysia cũng là yếu tố cần tính đến. Ấn Độ và một số nước khác đang sản xuất ít tôm sú hơn trong khi nhu cầu ở Trung Quốc rất mạnh. Ví dụ, Tmall Fresh – một trang thương mại điện tử thuộc Alibaba Group, đang bán rất chạy sản phẩm tôm sú NK từ  Malaysia.

Malaysia sản xuất nhiều tôm sú đầu những năm 2000 tuy nhiên sau đó chuyển sang nuôi chủ yếu tôm chân trắng. Mãi tới khi dịch EMS xuất hiện năm 2012 làm giảm mạnh sản lượng, sản lượng hàng năm 120.000 tấn mới giảm xuống trong năm 2011. Sau đó, một số người nuôi chuyển sang khôi phục nuôi tôm sú nhờ nhu cầu tăng từ các nhà máy chế biến. Lợi nhuận từ nuôi tôm sú vẫn tốt ngay cả khi giá tôm chân trắng thế giới giảm mạnh trong những tháng đầu năm 2018.

Trong giai đoạn từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2018, giá tại đầm tôm chân trắng cỡ 70 con/kg giảm 23% xuống 20,9 ringgit/kg trong khi giá tại đầm tôm sú tăng 15% lên 36,3 ringgit/kg.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục