Châu Á Thái Bình Dương dự kiến thống lĩnh thị trường tôm toàn cầu

(vasep.com.vn) Thị trường tôm thế giới dự kiến tăng trưởng mạnh trong 10 năm tới trong đó khu vực châu Á Thái Bình Dương bao gồm Nhật Bản có khả năng chiếm lĩnh thị trường này với thị thị phần hơn 35%.

Báo cáo “Thị trường tôm: Phân tích ngành (2012-2016) và Đánh giá Cơ hội (2017-2027)” ước tính giá trị thị trường tôm hiện tại đạt khoảng 39,1 tỷ USD (32,8 tỷ EUR) và sẽ tăng lên 67,5 tỷ USD (56,6 tỷ EUR) cuối năm 2027. Trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng hàng năm của lợi nhuận doanh thu dự kiến đạt 5,6%.

Tôm trở thành mặt hàng kinh doanh lớn. Thị trường tôm được phát triển bởi các công ty ở khu vực châu Á Thái Bình Dương, hướng tới người tiêu dùng muốn tìm kiếm các sản phẩm thủy sản lành mạnh, chất lượng cao và bởi các công ty đa quốc gia hoạt động trên quy mô thế giới.

Bắc Mỹ và Tây Âu là các thị trường mục tiêu chính đối với các công ty đa quốc gia vì tiêu thụ tôm theo đầu người tăng ở cả 2 khu vực này. Doanh số bán tôm sú dự kiến tăng nhờ phù hợp với khẩu vị của người tiêu dùng phương tây.

Nhu cầu tiêu thụ tôm tại gia đình và nhà hàng của người tiêu dùng Mỹ tiếp tục tăng do giá phải chăng và hàm lượng dinh dưỡng cao. Tôm ngược với các sản phẩm hải sản khác như cá hồi, cá ngừ, cua và tôm hùm - những mặt hàng đang gặp khó khăn trong giữ vững thị phần do giá tăng và nguồn cung giảm.

Doanh số bán gián tiếp của tôm dự kiến chiếm tỷ trọng 50,8% cuối năm 2017. Sản phẩm đông lạnh dự kiến vẫn chiếm lĩnh thị trường với thị phần 40% cuối năm 2027.

Tôm chân trắng nuôi hiện là loài phổ biến nhất với tỷ trọng dự kiến 35% cuối năm 2017. Loài này dự kiến đạt giá trị chỉ dưới 25 tỷ USD (21 tỷ EUR) cuối năm 2027, tăng từ 14 tỷ USD (11,7 tỷ EUR) năm nay.

Báo cáo cũng khái quát về các chiến lược chính mà các công ty lớn đang áp dụng. Các công ty này sử dụng các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng thực phẩm như các chứng nhận ACC, EFSIS/BRC, GMP, HACCP, HALAL, ISO 9001, và ISO 17025 như những công cụ để phát triển thị trường.

Các công ty cũng tăng cường tập trung vào các thị trường tiềm năng nhưng chưa được khai thác như Nga và Philippines và có kể hoạch mở rộng thị trường ở châu Phi.

Đổi mới sản phẩm và quy cách đóng gói là những chiến lược chính với các công ty như phát triển các sản phẩm không chứa gluten để đáp ứng nhu cầu đang tăng ở châu Âu, nhất là Ba Lan.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục