Các nhà nhập khẩu Bắc Âu không quan tâm đến tôm Trung Quốc

(vasep.com.vn) Người mua tôm ở Bắc Âu không chuyển sang Trung Quốc để mua tôm, mặc dù họ đang gặp phải một số trở ngại về NK tôm từ Ấn Độ (một trong những nhà cung cấp lớn nhất của họ).

Kể từ khi EU đưa ra các biện pháp chặt chẽ hơn đối với dư lượng kháng sinh trong NK tôm Ấn Độ vào cuối năm 2016, các nhà NK châu Âu đang tìm mua tôm từ các nguồn khác. Trung Quốc, mặc dù hiện đang là nước NK nhiều tôm, nhưng vẫn XK một khối lượng lớn tôm và trở thành đối thủ của một số nhà cung cấp khác.

Tuy nhiên, theo các số liệu hải quan mới nhất của Trung Quốc, các nước Bắc Âu tỏ ra không ưa thích tôm Trung Quốc.

Năm 2017, Trung Quốc đã XK 89.026 tấn tôm sang tốp 20 thị trường NK hàng đầu. Thị trường NK lớn nhất của Trung Quốc ở Bắc Âu là Bỉ, chỉ nhập 554 tấn.

XK tôm Trung Quốc sang Anh (một trong những nhà NK tôm lớn nhất châu Âu) chỉ đạt 550 tấn; Hà Lan, thị trường NK lớn thứ 20 của Trung Quốc, nhập 526 tấn. NK của Đức là 118 tấn, trong khi Đan Mạch chỉ nhập 53 tấn. Trung Quốc đã XK nhiều hơn tôm sang Chile so với các nước trên.

Một nhà NK lớn ở Bắc Âu cho biết công ty này không mua hàng từ Trung Quốc vì Trung Quốc không đáp ứng được các tiêu chuẩn và giá cả theo mong muốn của khách hàng của công ty.

Một nhà nhập khẩu Bắc Âu khác cũng cho biết công ty của ông không nhập khẩu tôm từ Trung Quốc, nhưng nhập khẩu một số mực và một số loại thủy sản từ nước này. Người thứ ba cho biết ông nhập khẩu một số loại tôm PUD (bóc vỏ, chưa được rút bỏ đường gân đen) từ Trung Quốc, nhưng không với khối lượng lớn như vậy”.

Một nhà NK lớn khác cho biết, công ty đã NK khối lượng nhỏ tôm Trung Quốc tuy nhiên chỉ vì công ty này có thể NK miễn thuế tôm theo chương trình End Use Authorization của EU.

Chương trình này cho phép giảm hoặc áp thuế hải quan bằng 0 đối với một số mặt hàng khi sử dụng cho các mục đích cụ thể và trong một thời gian nhất định. Nhà NK này cho biết đã NK loại tôm này để cung cấp cho các công ty chế biến tiếp.

Theo nguồn tin này, NK tôm từ Trung Quốc sẽ không mang lại hiệu quả cho các nhà kinh doanh EU. Ngay cả khi EU kiểm tra các lô hàng XK của Ấn Độ, tôm Ấn Độ vẫn rẻ hơn so với sản phẩm của Trung Quốc. Đây được cho là lý do lớn nhất khiến Trung Quốc không phải là nước XK tôm lớn cho EU. Trung Quốc là một thị trường cạnh tranh và nếu sản phẩm của họ không vượt trội, khách hàng sẽ không trả giá cao hơn.

Một nhà NK Bắc Âu khác cho biết công ty của ông chỉ mua sản phẩm trực tiếp từ trại nuôi hoặc sản phẩm phải có hệ thống truy xuất nguồn gốc tốt. Tuy nhiên, giá bán trung bình tại trang trại ởTrung Quốc có xu hướng cao hơn nhiều so với các nước sản xuất tôm lớn khác.

Vào tháng 9 năm ngoái – thời điểm chính vụ thu hoạch của Trung Quốc và khi giá thấp nhất - giá bán trung bình tại trang trại vẫn là 54,4 NDT/kg (8,57 USD/kg) đối với tôm còn nguyên đầu, nguyên vỏ, 60 con/kg ở tỉnh Quảng Đông.

Trong khi giá tại trại của tôm chân trắng loại 60 con/kg ở Thái Lan và Ấn Độ lần lượt là 174 Baht/kg (5,53 USD/kg) và 335 INR/kg (5,19 USD/kg).

Mỹ cũng đã giảm NK tôm của Trung Quốc trong vài năm qua xuống dưới 5.000 tấn. Năm 2015, nước này đã nhập khẩu 8,268 tấn. Mỹ hiện chủ yếu NK tôm từ Ấn Độ.

Thị trường NK tôm chính của Trung Quốc nằm ở khu vực châu Á Thái Bình Dương. Năm 2017, Nhật Bản, nước láng giềng Đông Á, là thị trường lớn nhất, chiếm 19.636 tấn.

Trong khi đó, Tây Ban Nha, nước NK tôm lớn nhất châu Âu, là thị trường lớn thứ ba, chiếm 10.603 tấn. Bồ Đào Nha cũng là một thị trường khá lớn, chiếm 2.485 tấn.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục