Nhờ chuyển dịch cơ cấu đúng định hướng, những năm gần đây nông dân huyện vùng sâu Vĩnh Thuận (Kiên Giang) đã từng bước hình thành được vùng canh tác, nhất là hiệu quả từ mô hình nuôi một vụ tôm càng xanh xen tôm thẻ với một vụ lúa đã đem lại hiệu quả khá cao.

Các địa phương cần lưu ý tập trung tăng năng suất, sản lượng, giá trị sản phẩm tôm bằng các giải pháp ứng dụng công nghệ tiên tiến, không sử dụng hóa chất, kháng sinh; đồng thời đẩy mạnh tổ chức lại sản xuất theo hướng hợp tác, liên kết.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh này đã thả nuôi tôm biển thâm canh, bán thâm canh được gần 1.000ha, trong đó chủ yếu là tôm thẻ chân trắng.

Vài năm trở về trước, ở tỉnh Bạc Liêu nếu nói nuôi tôm để trở thành ngành công nghiệp sẽ bị cho là điên rồ, song hiện ngành công nghiệp này đang dần hình thành và địa phương quyết tâm biến điều đó thành hiện thực.

Đề tài do Trường đại học Bạc Liêu và Công ty TNHH MTV sản xuất thương mại, dịch vụ Khôi Nguyên phối hợp thực hiện. Hệ thống công trình nuôi bao gồm các hồ tròn: 1 hồ lắng, xử lý nước trước khi cung cấp vào hệ thống hồ nuôi; 2 hồ thương phẩm (100m3/hồ); 1 hồ lọc nước tuần hoàn nuôi cấy vi sinh và thu gom chất thải; 1 hồ composite thu bùn thải ao nuôi. Mật độ thả giống là 300 con/m3, về phương pháp chăm sóc sử dụng thức ăn viên công nghiệp dành cho tôm và kết hợp bổ sung các chất dinh dưỡng, khoáng vi lượng, vitamin để giúp tôm tăng sức đề kháng.

Mô hình nuôi tôm sinh thái được đánh giá là mô hình thế mạnh, chiếm trên 90% diện tích nuôi trồng thủy sản (NTTS) của huyện Đông Hải (Bạc Liêu). Với hình thức nuôi kết hợp nhiều loại thủy sản, các mô hình nuôi tôm sinh thái ngày càng khẳng định tính bền vững, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho nông dân…

Huyện Ngọc Hiển (tỉnh Cà Mau) có diện tích mặt nước, cây rừng rất thuận lợi cho việc nuôi tôm sinh thái. Nếu hộ nuôi tôm nuôi với diện tích mặt nước từ 4-5 ha, mỗi năm thu nhập từ tôm nuôi trên 100 triệu đồng. Đó là chưa kể đến việc thu nhập từ cua, sò huyết, cá trong vuông.

Ngày 10/3, tại xã Mỹ Thành (Phù Mỹ, Bình Định), Tập đoàn Việt-Úc đã tổ chức lễ thả tôm giống trong Khu phức hợp sản xuất tôm chất lượng cao trong nhà kính đã và đang xây dựng. Dự lễ có Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quốc Dũng và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Châu.

Với chiều dài bờ biển hơn 105 km, có đặc điểm khí hậu ít mưa nhiều nắng, nhiệt độ và độ mặn luôn cao và ổn định quanh năm, tỉnh ta có lợi thế về sản xuất giống thủy sản nói chung và giống tôm nói riêng. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), cả tỉnh Ninh Thuận hiện có trên 450 cơ sở sản xuất giống thủy sản, hằng năm sản xuất trên 25 tỷ con giống, đáp ứng khoảng 30% nhu cầu nuôi cả nước.

Sản lượng tôm tăng từ 300 – 700kg, tiết kiệm khoảng 20% tiền điện, không phải lo lắng mỗi đêm là kết quả mà những hộ nuôi tôm ở ĐBSCL đạt được khi lắp đặt “Hệ thống giám sát, cảnh báo tự động một số chỉ tiêu môi trường nước (e – Aqua)” trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng.

Năm 2018, để thực hiện mục tiêu lớn của tỉnh Bến Tre là đạt mức tăng trưởng kinh tế trên 7% thì lĩnh vực thủy sản đóng vai trò, nhiệm vụ quan trọng (cùng với kinh tế vườn). Trong đó, tỉnh cũng đã xác định con tôm sẽ đóng vai trò đột phá, góp phần quan trọng vào kết quả tăng trưởng kinh tế chung. Về vấn đề này, ông Nguyễn Hữu Lập - Phó chủ tịch UBND tỉnh cho biết:

Xác định được vai trò hết sức quan trọng trong chuỗi sản xuất tôm nước lợ, ngay từ đầu năm 2018, Vụ Nuôi trồng thủy sản – Tổng cục Thủy sản đã phối hợp với các địa phương triển khai kiểm tra, kiểm soát chất lượng tôm giống.

Trung tâm Giống và Kỹ thuật thủy sản Phú Yên cho biết, hiện đang vào đầu vụ thả nuôi tôm nước lợ.

Tỉnh Bình Định đang triển khai Dự án nuôi tôm công nghệ cao nhằm tăng giá trị xuất khẩu và hiệu quả kinh tế.

Để đạt được các chỉ tiêu về ngành tôm được phân bổ trong Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố có nuôi tôm tập trung triển khai nhiều giải pháp trong thời gian tới.