(vasep.com.vn) Theo thống kê của Hải quan, tính đến cuối tháng 7/2021, xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt gần 5 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng trong tháng 7/2021, kim ngạch XK thủy sản vẫn tăng 7,5% đạt gần 854 triệu USD, trong đó XK sang các thị trường Mỹ, EU tăng mạnh, sang các nước CPTPP và Hàn Quốc tăng nhẹ, XK sang Trung Quốc tiếp tục giảm sâu 20%. Sau 7 tháng đầu năm, XK sang Mỹ vẫn giữ được tăng trưởng cao nhất 36%, sang EU tăng 19%, CPTPP tăng 10%, trong khi XK sang Trung Quốc giảm trên 10%.

Chính phủ phê duyệt đề án, đặt mục tiêu năm 2030, Việt Nam phấn đấu giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 14-16 tỉ USD.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa ký ban hành Công văn số 100/CV-VASEP gửi UBND tỉnh Hậu Giang về việc xem xét ưu tiên cho người lao động tại các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu được tiêm vắc-xin Covid-19.

Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ 7 tháng đạt 53,9 tỉ USD, dự báo cả năm 2021 xuất khẩu sang Mỹ tăng cao hơn năm trước.

Trong văn bản góp ý với dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch Covid-19, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) và Hiệp hội Dệt may (VITAS) để nghị giảm mức đóng phí công đoàn cho tất cả các doanh nghiệp, giảm 30% tiền điện cho tất cả doanh nghiệp trong ngành đến hết năm 2021, dừng thu phí hạ tầng cảng biển, giảm 50% phí cảng biển và hạ tầng khu công nghiệp.

Mặc dù tiếp tục chịu ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, nhưng ngành thủy sản Việt Nam từ đầu năm 2021 đến nay vẫn tiếp tục tăng trưởng khá, đóng góp vào tăng trưởng và kim ngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp.

Hiệp hội Dệt may, Chế biến xuất khẩu thuỷ sản đề xuất giảm phí dịch vụ cảng biển, tiền điện, tiền thuê đất... tại các địa phương áp dụng giãn cách xã hội.

(vasep.com.vn) Sản lượng nội địa giảm có thể bóp chết nguồn cung thủy sản vốn đã eo hẹp của Trung Quốc, vì các nhà cung cấp thủy sản quốc tế của Trung Quốc đang bị siết chặt do gián đoạn thương mại do COVID-19 gây ra. XK thủy sản của Ecuador đến Trung Quốc giảm 22% xuống 896 triệu USD (761 triệu EUR) trong nửa đầu năm 2021. NK từ Nga đã giảm 24% xuống còn 774 triệu USD. Việt Nam và Ấn Độ cũng gặp khó khăn trong việc cung cấp cho thị trường Trung Quốc do COVID-19.

(vasep.com.vn) Sản xuất bột cá của Trung Quốc giảm trong tháng 6/2021, làm tăng nhu cầu nhập khẩu của nước này.

Nửa đầu năm, nhiều doanh nghiệp thủy sản báo lãi đậm khi thị trường Mỹ phục hồi. Tuy nhiên, dịch COVID-19 bùng phát mạnh đang khiến công suất trung bình ngành chỉ còn chưa tới một nửa trong mùa cao điểm, đồng thời doanh nghiệp phải đội thêm loạt chi phí khi "ba tại chỗ".

(vasep.com.vn) Một cuộc “điều tra DNA” mới của Oceana Canada đã phát hiện ra rằng tình trạng các sản phẩm thủy sản ghi nhãn sai vẫn còn là một vấn đề lớn ở Canada.

Các địa phương phía nam lâu nay không mấy khi lo về an ninh lương thực bởi đây là khu vực có lượng nông, lâm, thủy sản dồi dào để xuất khẩu. Tuy nhiên, trước diễn biến bất thường và trên diện rộng của dịch COVID-19, nhiều tỉnh phía nam đang đứng trước nguy cơ đứt gãy sản xuất nông nghiệp.

Ngày 11/8, Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương và Thương vụ Việt Nam tại Algeria kiêm nhiệm Senegal, Tunisia, Mali, Gambia và Niger đã tổ chức Phiên tư vấn xuất khẩu sang thị trường Algeria và Senegal cho hơn 100 doanh nghiệp Việt Nam.

(vasep.com.vn) Chiến lược xuất khẩu thủy sản của Nhật Bản đang thành công khi thế giới bắt đầu hồi phục từ đại dịch COVID-19, với xuất khẩu thủy sản của nước này tăng 27% trong nửa đầu năm 2021.

Chế biến thủy sản có triển vọng hồi phục từ thị trường xuất khẩu lớn, nhưng, lợi nhuận cũng bị “kìm hãm” do chi phí vận chuyển dự báo tiếp tục ở mức cao, giá nguyên liệu cũng chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Trong trường hợp dịch bệnh kéo dài, sản lượng sản xuất và xuất khẩu có thể bị sụt giảm.