Trên cơ sở hướng dẫn về phòng chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế, các địa phương, KCN xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp phù hợp, an toàn.

Ngày 9/8, theo báo cáo của Tổ công tác đặc biệt của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại TPHCM và các tỉnh phía Nam (gọi tắt là Tổ công tác) 970 cho biết, từ nay đến cuối năm 2021, nhu cầu nhập khẩu thủy sản Việt Nam của các nước sẽ tăng cao. Tuy nhiên, các doanh nghiệp chế biến lại đang có nguy cơ mất cơ hội do phải cắt giảm công suất hoạt động, thiếu công nhân, hoạt động thu mua tôm, cá tra cũng gặp khó khăn.

(vasep.com.vn) Cảng Trạm Giang, trung tâm nhập khẩu tôm chính của Trung Quốc đã dỡ bỏ các hạn chế đối với nhập khẩu thủy sản từ Ấn Độ, Việt Nam và 9 quốc gia châu Á khác. Nhưng họ lại áp đặt hạn chế mới đối với các container nhập khẩu.

Sản xuất nông nghiệp ở Nam Bộ đang rất khó khăn do dịch bệnh. Vì vậy, các tỉnh cần triển khai ngay các giải pháp thích hợp để duy trì sản xuất.

Hơn 100 đại biểu là đại diện các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam tham dự Phiên tư vấn trực tuyến xuất khẩu nông sản, thủy sản vào thị trường Hà Lan, tổ chức chiều 9/8.

Ngày 7/8, ông Huỳnh Văn Đậm, Trưởng Ban Chính sách Pháp luật - LĐLĐ tỉnh Cà Mau, cho biết có 33/68 doanh nghiệp (DN) chế biến thủy sản tại tỉnh đăng ký thực hiện phương án sản xuất "3 tại chỗ". Trong đó, có 6 DN đăng ký thêm phương án "1 cung đường - 2 điểm đến" trong thời gian cách ly xã hội theo Chỉ thị 16.

Tổ công tác phía Nam của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, Tổ công tác đã đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ số như: sử dụng trang web, zalo vào kết nối cung cầu và đã mang lại hiệu quả thiết thực.

VASEP dự báo nhu cầu tiêu thụ thủy sản của Mỹ, EU sẽ tăng mạnh sau khi có chương trình tiêm chủng vắc xin trên diện rộng. Tuy nhiên doanh nghiệp Việt thiếu hàng giao cho đối tác vì nhà máy tạm ngừng hoạt động.

Dù có tiềm năng phát triển, nhưng nhiều năm qua sản phẩm chế biến thủy sản của Hà Tĩnh vẫn đang dừng lại ở phương thức sản xuất truyền thống, quy mô nhỏ lẻ, sức cạnh tranh không cao.

(vasep.com.vn) CNBC đưa tin, các công ty xuất nhập khẩu thủy sản đang gặp khó khăn khi ngành vận tải biển phải hứng chịu một cuộc khủng hoảng mới do lũ lụt ở Trung Quốc và châu Âu.

Trước việc doanh nghiệp thủy sản gặp khó trong khâu vận chuyển và tiêu thụ, Bộ NN&PTNT đề xuất các tỉnh tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đảm bảo vận chuyển thông suốt để duy trì sản xuất và xuất khẩu.

Các doanh nghiệp thủy sản tiếp tục đối mặt với rủi ro. Giá cước vận tải vẫn neo ở mức cao giá các loại thức ăn chăn nuôi tuy có giảm nhưng vẫn ở tăng 20% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, biến chủng Delta diễn biến phức tạp khiến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp suy giảm.

(vasep.com.vn) Sáng 10/8/2021, WB và VASEP đồng tổ chức Hội thảo trực tuyến công bố Báo cáo “Đánh giá tác động kinh tế từ phân tích thương mại của việc không tuân thủ quy định về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU): Trường hợp Việt Nam” - với mong muốn chia sẻ kết quả nghiên cứu, phân tích tác động của thẻ vàng IUU với thương mại, XK thuỷ sản Việt Nam và ảnh hưởng đối với ngành thủy sản, kinh tế và uy tín quốc gia nếu bị EU phạt thẻ đỏ.

Mặc dù tiếp tục chịu ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, thế nhưng ngành thủy sản Việt Nam từ đầu năm 2021 đến nay vẫn tiếp tục tăng trưởng khá, đóng góp vào tăng trưởng và kim ngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp.

Thị trường xuất khẩu tôm vẫn tốt, tôm nuôi trúng mùa, nhiều hứa hẹn, nhưng các nhà máy chế biến thủy sản phải đối mặt nhiều khó khăn phía trước.