Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nhận định, các tỉnh phía Bắc phòng, chống dịch Covid-19 tương đối tốt, và đảm bảo được nguồn cung lương thực, thực phẩm.

Ngày 6/8, trong khuôn khổ các hoạt động Ngoại giao kinh tế, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu phối hợp với Thương hội thủy sản TP Quảng Châu tổ chức Tọa đàm kết nối giao thương thúc đẩy thủy sản Việt Nam vào thị trường Quảng Đông, Trung Quốc.

Đây là vấn đề đang được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm, nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu kép “Vừa phòng, chống dịch, vừa tháo gỡ khó khăn để phát triển kinh tế”. Chiều 12/8, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Phạm Thiện Nghĩa chủ trì buổi làm việc với một số sở, ngành liên quan để bàn về các phương án có thể áp dụng phù hợp với tình hình.

(Chinhphu.vn) - Ngày 15/8, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành văn bản về việc thực hiện nghiêm các biện pháp giãn cách xã hội để phòng chống dịch COVID-19.

(vasep.com.vn) Trung Quốc đã đóng cửa một phần trung tâm vận tải biển đông đúc thứ ba trên thế giới - cảng Ninh Ba-Chu Sơn ở miền đông Trung Quốc - sau khi một công nhân cảng có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19. Việc này có nguy cơ làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu. Cảng container Meishan ở phía đông Ninh Ba đã tạm dừng tất cả các dịch vụ container đi và đến kể từ ngày 11/8 cho đến khi có thông báo mới do "sự cố hệ thống”.

(vasep.com.vn) Dữ liệu thống kê mới nhất cho thấy, sau khi đã tăng vọt trong đợt đóng cửa đầu tiên vì Covid, doanh số bán cá hộp tại Anh đã giảm xuống dưới mức trước đại dịch, trong khi doanh số hải sản đông lạnh và tươi sống tiếp tục tăng mạnh.

Các doanh nghiệp đã giới thiệu tới các nhà nhập khẩu, thương nhân Quảng Châu các sản phẩm tôm, cua, cá tươi, đông lạnh, chế biến chất lượng cao của Việt Nam.

Trong năm 2021, APO bắt đầu khởi xướng một số dự án nghiên cứu để xem xét về tác động GP và các nguyên tắc kinh tế tuần hoàn, Tổng cục TCĐLCL kính đề nghị Quý doanh nghiệp, tổ chức tham gia một cuộc khảo sát nhanh để xem xét ảnh hưởng của chính sách GP, sản xuất xanh và kinh tế tuần hoàn đối với hoạt động kinh doanh ở cấp doanh nghiệp, tổ chức.

(vasep.com.vn) Vì Trung Quốc đang “bóp nghẹt” xuất khẩu thủy sản của Ấn Độ bằng cách đình chỉ nhiều công ty xuất khẩu thủy sản của nước này, các nhà xuất khẩu thủy sản đông lạnh từ Gujarat bắt đầu tìm kiếm những thị trường tiềm năng hơn. Các công ty địa phương đang tìm cách gia tăng giá trị sản phẩm thủy sản để khai thác các thị trường mới hơn, bù đắp sự sụt giảm ở Trung Quốc.

(vasep.com.vn) Chi phí vận chuyển từ Thanh Đảo đến New York, Chicago hoặc Boston đã tăng lên 22.000 USD/container hoặc hơn. Trong khi những mặt hàng đến Bremerhaven, Đức và Felixstowe, Anh, đã lên tới 12.000 USD/container. Chi phí vận chuyển cho tất cả các tuyến có thể tăng thêm 2.000 USD/container vào giữa tháng 8. Cảng Trạm Giang gần đây đã áp đặt hạn chế mới đối với các container đến từ Ấn Độ, Việt Nam và 9 quốc gia châu Á khác. Cảng chỉ cho phép mỗi ngày được làm thủ tục hải quan và đón tại cảng 20 container nhập khẩu từ 11 quốc gia này.

Trước việc doanh nghiệp thủy sản gặp khó trong khâu vận chuyển và tiêu thụ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất các tỉnh tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đảm bảo vận chuyển thông suốt để duy trì sản xuất và xuất khẩu.

Hà Lan là thị trường mở, không có bất cứ ưu tiên hoặc hạn chế hàng nông sản, thủy sản từ quốc gia nào, do vậy doanh nghiệp Việt Nam có mong muốn xuất khẩu nông sản, thuỷ sản sang thị trường này cần phải có tâm thức cạnh tranh, tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm và giải bài toán cạnh tranhvề giá.

Trung bình mỗi công ty tại thành phố Quảng Châu (Trung Quốc) cần mua từ 4-5 container thủy sản mỗi tuần để phân phối cho thị trường Quảng Châu và các thị trường khác tại Trung Quốc.

Theo các thương nhân xuất khẩu hàng hóa, nông sản, giá thuê container tăng bất thường đã đội giá thành sản phẩm xuất khẩu tăng theo, làm giảm cơ hội cạnh tranh của hàng hóa, nông sản Việt Nam. Trong khi đó, trong bối cảnh COVID-19 ảnh hưởng lên nền kinh tế trên toàn thế giới, việc đặt vấn đề với các nhà nhập khẩu để tăng giá bán là gần như không thể.

Dự án nhằm hỗ trợ hạ tầng phục vụ sản xuất cho vùng nuôi trồng thủy sản khoảng 2.266 ha, góp phần cải thiện đời sống cho 3.150 người.