Giảm lãi suất cho vay là một trong những giải pháp thiết thực hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch Covid-19. Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng cường giám sát việc thực hiện cam kết của các ngân hàng

Thời gian qua, Phú Yên đã huy động cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở để dồn toàn lực cho công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Song song với đó, tỉnh cũng triển khai nhiều giải pháp thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh COVID-19 vừa phục hồi phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân.

UBND TP Hồ Chí Minh vừa kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp về nguyên phụ liệu, lưu thông hàng hóa, tài chính, tín dụng.

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án phát triển ngành chế biến thủy sản giai đoạn 2021-2030 nhằm phấn đấu đưa Việt Nam trở thành trung tâm chế biến thủy sản và đứng trong số 5 nước hàng đầu thế giới vào năm 2030.

Từ nay đến năm 2025, tỉnh Kiên Giang thực hiện sắp xếp, cơ cấu lại nghề khai thác thủy sản trên ngư trường, nhằm phát triển nghề cá theo hướng bền vững; khôi phục và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tự nhiên đang trong tình trạng suy kiệt.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát trên diện rộng ở các tỉnh, thành phía Nam, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản đã buộc phải thu hẹp sản xuất theo phương án “3 tại chỗ”. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời giúp doanh nghiệp duy trì sản xuất, còn nếu muốn tồn tại, phục hồi và tăng trưởng, giải pháp tốt nhất theo các doanh nghiệp vẫn là có sớm và đầy đủ vắc xin cho người lao động.

Với lợi thế có nhiều diện tích mặt nước, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) đã tập trung xây dựng, hình thành nhiều vùng thủy sản tập trung thâm canh, bán thâm canh. Hiện, cơ quan chuyên môn huyện đang hỗ trợ người dân các biện pháp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, từng bước phát triển thủy sản theo hướng bền vững.

Bộ Công Thương đánh giá Maroc là thị trường xuất khẩu tiềm năng, đặc biệt là các mặt hàng nông sản, thủy sản.

(vasep.com.vn) Các yêu cầu mới liên quan đến chứng nhận tiêm vắcxin và đeo khẩu trang phòng COVID-19 tại các nhà hàng ở một số thành phố của Hoa Kỳ đang làm dấy lên mối lo ngại giữa các nhóm nhà hàng và trong ngành thủy sản. Những thách thức về lao động cũng như ách tắc tại các cảng của Hoa Kỳ, giá vận chuyển tăng và vấn đề đóng gói đang là khó khăn của chuỗi cung ứng thủy sản Mỹ.

Hiện nay, liên kết chuỗi cung ứng, tiêu thụ thủy sản đang được Tổ công tác 970 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thúc đẩy để các doanh nghiệp, hợp tác xã có thể liên kết được với nhau, góp phần thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ hiệu quả, nhất là phục vụ cho xuất khẩu. Đặc biệt, là trong bối cảnh 19 tỉnh thành phía Nam cùng thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg để chống bệnh COVID-19.

22 công ty của Algeria đăng ký tham dự phiên giao thương với các doanh nghiệp Việt Nam, chứng tỏ các sản phẩm nông thủy sản Việt Nam rất được quan tâm và có tiềm năng tại thị trường châu Phi này. Tuy nhiên, vấn đề tìm đối tác, thanh toán rất cần doanh nghiệp quan tâm khi làm ăn tại thị trường này...

Từ ngày 1/1/2022, Trung Quốc sẽ áp dụng một số chính sách mới cho các mặt hàng nông lâm thủy sản xuất khẩu từ Việt Nam. Do đó, cùng với việc tuyên truyền phổ biến cho người dân, doanh nghiệp, cần có bước chuẩn bị kỹ lượng các điều kiện xuất khẩu nông sản đáp ứng được các tiêu chí mà phía Trung Quốc đưa ra.

Xuất khẩu thủy sản trong 7 tháng đầu năm vẫn duy trì tăng trưởng, dù doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng này có duy trì được hay không phụ thuộc rất lớn vào tốc độ kiểm soát dịch bệnh của cả nước.

Thời gian qua, ngành nuôi trồng thủy sản luôn đạt mức tăng trưởng cao so với mặt bằng chung của các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi trên địa bàn Đồng Nai. Đây cũng là ngành thế mạnh Đồng Nai đang tập trung phát triển trong thời gian tới.

Từ nay đến ngày 15-9, TPHCM đưa ra 4 phương án sản xuất để doanh nghiệp lựa chọn trong thời gian giãn cách xã hội.