Tiêu thụ thủy sản ở Mỹ giảm do lạm phát

(vasep.com.vn) Năm 2022, doanh số bán thủy sản của Mỹ giảm 3,8% so với năm trước đó xuống còn 16,3 tỷ USD, do người tiêu dùng thay đổi thói quen. Tuy nhiên, con số này vẫn ở trên mức trước đại dịch do người tiêu dùng tìm kiếm các lựa chọn lành mạnh, đa dạng và 'thân thiện với môi trường' như thủy sản.

Tiêu thụ thủy sản ở Mỹ giảm do lạm phát

Nhiều người ở Mỹ ngừng ăn hải sản và lựa chọn thịt, thịt gà hoặc thịt lợn để bổ sung protein. Chỉ 25% khách hàng được khảo sát chọn thủy sản thay vì các loại protein khác. Điều này cho thấy tác động của lạm phát đối với thị trường thủy sản và giá lương thực nói chung.

Năm 2021, 59% người tiêu dùng là khách hàng của các sản phẩm hải sản. Con số này năm 2023 đã giảm xuống còn 53%.

Các siêu thị, cửa hàng giảm giá (25%) và cửa hàng nhỏ khác (12%) đang thu hút người tiêu dùng hơn so với cửa hàng truyền thống, nơi lượng mua hải sản đang giảm (từ 51% năm 2019 xuống 35% năm 2022).

Trong thời điểm khó khăn này, thủy sản đông lạnh chiếm 44% tổng doanh thu thủy sản. Con số này nhiều hơn hẳn so với thủy sản tươi. Doanh số bán thủy sản tươi giảm từ 7,1 tỷ USD năm 2021 xuống còn 6,5 tỷ USD năm 2022.

62% người tiêu dùng thích dùng hải sản tươi sống do “ngon hơn, tươi hơn, tốt cho sức khỏe hơn và có chất lượng tốt hơn”. Trong khi 16% người tiêu dùng hải sản thích đông lạnh vì dễ chế biến, để được lâu và duy trì được độ tươi cũng như hương vị.

Ngoài ra, tính bền vững cũng tác động đến việc mua hàng của người tiêu dùng. 31% trong số họ quan tâm đến việc môi trường sống của hải sản có được bảo đảm không. Ngoài ra các câu hỏi về chế độ làm việc của người lao động, các vấn đề về bao bì có thể tái chế, tái sử dụng, có thể phân hủy hay không cũng là những điều ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng.

Theo Foodnavigator

Chia sẻ:


Thu Hằng
Biên tập viên
Email: thuhang@vasep.com.vn
Điện thoại 024. 37715055 - ext.214

Bình luận bài viết

Tin liên quan
Tin cùng chuyên mục