(vasep.com.vn) Doanh số bán hải sản tươi sống và đông lạnh ở Mỹ đạt mức cao kỷ lục vào năm 2021, chủ yếu do lạm phát. Doanh thu hải sản tươi sống tăng 4% so với năm 2020 và 30,8% so với năm 2019. Doanh thu thủy sản đông lạnh tăng 2,8% so với năm 2020 và 40,8% so với năm 2019
Doanh số bán lẻ thủy sản đạt mức cao mới vào năm 2020 do đại dịch COVID-19 lượng mua tăng và nhiều người tiêu dùng ăn tại nhà hơn, nhưng tổng doanh số của năm 2021 đã lu mờ năm trước. Doanh thu hải sản tươi sống tăng 4% so với năm 2020 và 30,8% so với năm 2019, đạt 7,1 tỷ USD (6,3 tỷ EUR). Doanh thu thủy sản đông lạnh tăng 2,8% so với năm 2020 và 40,8% so với năm 2019, đạt 7,2 tỷ USD (6,4 tỷ EUR).
Doanh số bán cá tươi tăng 6,4% vào năm 2021 so với năm 2020 và tăng 25,5% so với năm 2019. Doanh số bán thủy sản có vỏ tươi tăng 0,5% so với năm 2020 và 37,6% so với năm 2019. Trong lĩnh vực đông lạnh, doanh số tăng lớn nhất là tôm nguyên liệu đông lạnh, tăng 7 % so với năm 2020 và gần 60% so với năm 2019. Doanh số bán thủy sản đông lạnh tăng 2,2% so với năm 2020 và 40% so với năm 2019.
Doanh số bán tôm nấu chín đông lạnh thực tế đã giảm 1,7% so với năm 2020, nhưng đã tăng 24,2% so với năm 2019.
Trong khi thủy sản đông lạnh vẫn là loại sản phẩm có doanh thu bằng đô la cao nhất, số lượng hàng giảm 1,6% so với năm 2020 và khối lượng giảm 2,9%.
Doanh số bán thủy sản bảo quản và chế biến giảm 11,4% vào năm 2021, do lạm phát và so với đợt đại dịch nhu cầu lên cao. Tuy nhiên, danh mục này vẫn đạt doanh thu 2,5 tỷ USD (2,2 tỷ EUR) trong năm. Roerink cho biết, người tiêu dùng luôn coi hải sản đóng hộp là mặt hàng hiệu quả về chi phí.
“Chúng ta phải nhớ rằng hải sản đóng hộp là một trong những câu chuyện lớn nhất ngay từ đầu trong đại dịch. Tháng 3, tháng 4 và tháng 5 năm 2020 là giai đoạn đỉnh điểm khan hàng do tiêu thụ cao quá. Sau đó, nhu cầu bắt đầu giảm đi một chút vào nửa cuối năm 2020, do đó, có tăng trưởng vào nửa cuối năm 2021 so với cùng kỳ”.
Lạm phát tiếp tục là một vấn đề lớn ảnh hưởng đến tất cả các loại và sản lượng thủy sản. Hiện nay, lạm phát cao nhất trong 40 năm, chúng tôi nhận thấy việc chuyển sang các mặt hàng giúp bảo quản và các mặt hàng có hiệu quả về chi phí hơn và hải sản đóng hộp chắc chắn phù hợp.
Chỉ số giá tiêu dùng tăng 6,8% trong 12 tháng kết thúc vào tháng 11/2021, mức cao nhất kể từ tháng 6/1982, theo Cục Thống kê Lao động, IRI lưu ý. Vào tháng 12/2021, giá trung bình cho mỗi đơn vị trên tất cả các doanh số bán thực phẩm và đồ uống đã tăng 8,3% so với tháng 12/2020
“Theo đó, giá hải sản tăng tỷ lệ cao hơn nhiều so với tỷ lệ lạm phát điển hình, đặc biệt là giá cá tươi… tăng 8% so với năm 2020,” Roerink nói.