Ngày 25/9, tại TP Hạ Long diễn ra hội thảo “Quản lý rác thái nhựa đại dương hướng tới bảo tồn đa dạng sinh học và môi trường sống của các loài thủy hải sản”.
Sự kiện do Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT), Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh phối hợp cùng Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN) và Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Xanh (Greenhub) tổ chức.
Nhiễm rác thải nhựa đại dương là một trong những vấn đề môi trường cấp bách nhất hiện nay. Việt Nam là nước đứng thứ 4 trên thế giới có lượng rác thải nhựa quản lý chưa hiệu quả với tổng lượng rác thải nhựa ra đại dương ước tính từ 0.28- 0.73 triệu tấn mỗi năm (Jambeck, 2015).
Rác thải nhựa đang gây ra những mối nguy hiểm nghiêm trọng cho các loài sinh vật biển. Hiện có khoảng 70% mảnh nhựa lớn trên biển và 46% đảo rác lớn trong khu vực Thái Bình Dương đuợc hình thành từ các ngư cụ, mỗi năm trên thế giới có khoảng 640.000 tấn ngư cụ bị bỏ lại trên biển.
Trọng tâm của hội thảo lần này là thảo luận các quan hệ đối tác nhằm hỗ trợ xây dựng kế hoạch hành động giảm ô nhiễm rác thải nhựa từ ngành thủy sản, chia sẻ kinh nghiệm địa phương trong công tác quản lý rác thải nhựa và hướng tới những cam két tự nguyện nhằm giảm thiểu rác thải nhựa từ ngành thủy hải sản.
Trước đó, vào ngày 4/12/2018, Thủ tướng đã phê duyệt Quyết định số 1746/QĐ-TTg về Kế hoạch Hành động quốc gia quản lý rác thải nhựa đại dương bao gồm các mục tiêu cụ thể vào năm 2030 như sau: khoảng 75% luợng rác thái nhựa được giảm; 100% lưới đánh cá bị thất lạc hoặc bỏ đi sẽ được thu gom; 100% các vùng ven bien, các điêm du lich, cơ sở lưu trú và các dịch vụ du lịch khác không sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần..
Hội thảo diễn ra lễ ký kết "Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa IUCN và Tổng cục Thủy sản" được thực hiện trong giai đoạn 2020-2025, tập trung vào 5 lĩnh vực, bao gồm: Triển khai thực hiện kế hoạch hành động về bảo tồn rủa biển đến năm 2025; Nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống các khu bảo tồn biển; Hỗ trợ cải thiện khung pháp lý và thiết lập cơ sở khoa học cho quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi Thủy sản; Quản lý và bảo tồn các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiêm; Quản lý hệ sinh thái, môi trường sống của các loài thủy sản.
(Theo NNVN)