Chính sách

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - châu Âu (EVFTA) mang lại cơ hội rất lớn cho hàng Việt xuất vào EU khi ưu đãi thuế quan.

Mặc dù bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng 6 tháng đầu năm 2020, Cục Hải quan Cần Thơ vẫn cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu thu ngân sách. Từ nay đến cuối năm, nhiều khả năng số thu ngân sách do đơn vị đảm nhiệm sẽ vượt dự toán được giao.

Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều nghị định số 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa do Bộ Khoa học - công nghệ soạn thảo nhận nhiều phản ứng của doanh nghiệp (DN) do làm khó kinh doanh và cản trở thương mại quốc tế.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có báo cáo tình hình và kết quả 6 tháng đầu năm trong thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020.

EVFTA là Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU) đã được ký kết ngày 30/6/2019, đánh dấu mốc lịch sử cho quan hệ thương mại Việt Nam và Liên minh Châu Âu. EVFTA là một Hiệp định toàn diện thế hệ mới và là FTA đầu tiên của EU với một quốc gia có mức thu nhập trung bình như Việt Nam. Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam đang đặt nhiều kỳ vọng vào Hiệp định thương mại tự do với EU sẽ giúp đẩy mạnh các đơn hàng xuất khẩu thủy sản sang khu vực này và giúp các sản phẩm thủy sản của Việt Nam có sức cạnh tranh hơn. Bài viết tập trung nghiên cứu về những cơ hội, thách thức đối với doanh nghiệp thủy sản Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp khuyến nghị góp phần thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp này.

Theo ông Mai Xuân Thành, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới có hiệu lực sẽ hỗ trợ đáng kể cho doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có các doanh nghiệp nông thủy sản.

Trong khuôn khổ Hiệp định EVFTA, Liên minh châu Âu (EU) cam kết dành hạn ngạch thuế quan (TRQ) cho Việt Nam đối với 14 mặt hàng, bao gồm: trứng và lòng đỏ trứng gia cầm; tỏi; ngô ngọt; gạo đã xát; gạo đã xay; gạo đã xay thuộc một số loại gạo thơm nhất định; tinh bột sắn; cá ngừ; surimi; đường và các sản phẩm khác chứa hàm lượng đường cao; đường đặc biệt; nấm; ethanol; Mannitol, Sorbitol, Dextrin và các dạng tinh bột biến tính khác. Để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam thực thi các cam kết này, Bộ Công Thương cung cấp thông tin về cơ chế phân bổ và quản lý TRQ của EU đối với các mặt hàng này như sau:

Bộ Công Thương cho biết sau thời hạn ngày 30/6/2020, cơ quan hải quan EU, Na Uy, Thụy Sỹ không chấp nhận C/O mẫu A để cho hưởng ưu đãi thuế quan theo GSP. Phía EU yêu cầu các doanh nghiệp tiến hành đăng ký mã số REX sớm nhất có thể.

Dù đã nhiều lần phản ánh và gửi công văn kiến nghị nhưng các công ty thủy sản vẫn không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.

Bên cạnh những cơ hội lớn mà Hiệp định EVFTA mang lại, xuất khẩu nông sản Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức mới khi bước vào sân chơi lớn này.

Gần đây, một số cảng cá đã yêu cầu doanh nghiệp tách lượng nguyên liệu thu mua xin cấp giấy S/C. Điều này đang gây bức xúc cho nhiều doanh nghiệp thủy sản.

(vasep.com.vn) Ngày 16/6/2020, VASEP đã gửi Công văn số 85/2020/CV-VASEP tới Cục Thuế tỉnh Cà Mau về chính sách thuế TNDN đối với hoạt động chế biến thủy sản.

Sau khi Tuần Việt Nam đăng bài Mã số mã vạch và hòn đá tảng đè nặng lên vai doanh nghiệp, các cơ quan liên quan đã có các động thái bỏ đi hòn đá đó.

(vasep.com.vn) Ngày 09/6/2020, Tổng cục Hải quan đã ban hành công văn 3776/TCHQ-GSQL về việc sử dụng mã số, mã vạch nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu.

(vasep.com.vn) Sáng ngày 8/6/2020, với đa số phiếu tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA).