Phòng ngừa lao động trẻ em trong chuỗi nguồn cung

Dưới đây là bài trình bày của ông Minoru Ogasawara, Trưởng tư vấn kỹ thuật - Dự án ENHANCE tại Hội thảo “Sử dụng Lao động bền vững trong thời kỳ Hội nhập cho Doanh nghiệp Thủy sản” trong khuôn khổ Vietfish 2018

Lao động trẻ em là gì?

- Công việc không nguy hiểm mà trẻ em chưa đạt đến độ tuổi tối thiểu bắt buộc

- Công việc nguy hiểm của trẻ em (và các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất) dưới 18 tuổi

- Trẻ em là người dưới 18 tuổi, tuy nhiên không phải tất cả các hoạt động kinh tế của trẻ em đều là lao động trẻ em

Trẻ em có liên quan đến lao động trẻ em

152 triệu trẻ em (5-17 tuổi) liên quan đến LĐ trẻ em

-  73 triệu trẻ em trong số đó đang làm các công việc nguy hiểm.

Lao động trẻ em ở Việt Nam

Lao động trẻ em trong khai thác, nuôi trồng và sản xuất thủy sản

Các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất

a) Trẻ em bị nô lệ, lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc, buôn bán trẻ em

     Bao gồm tuyển dụng cưỡng bức để sử dụng trong xung đột vũ trang

b) Trẻ em trong mại dâm và khiêu dâm

c) Trẻ em trong các hoạt động bất hợp pháp

d) Trẻ em trong công việc nguy hiểm

Các công việc nguy hiểm được quy định trong R.190

(a) công việc khiến trẻ em bị ngược đãi về thể xác, tâm lý hoặc tình dục;

(b) làm việc dưới lòng đất, dưới nước, ở độ cao nguy hiểm hoặc trong không gian chật hẹp;;

(c) làm việc với máy móc, thiết bị và công cụ nguy hiểm, hoặc liên quan đến việc xử lý thủ công hoặc vận chuyển nặng nhọc;

(d) làm việc trong môi trường độc hại, VD: trẻ em tiếp xúc với các chất, tác nhân, quy trình độc hại, hoặc nhiệt độ, tiếng ồn, độ rung gây tổn hại đến sức khỏe của họ;

(e) làm việc trong các điều kiện đặc biệt khó khăn như làm việc trong nhiều giờ hoặc trong đêm hoặc đứa trẻ bị ép buộc theo yêu cầu của ông chủ.

Những công việc bị cấm trong Bộ Luật Lao động của Việt Nam (Điều165.2)

a) Dưới nước, dưới lòng đất, trong hang động, trong đường hầm;

b) Địa điểm xây dựng;

c) Lò giết mổ;

d) Sòng bạc, quán bar, vũ trường, phòng karaoke, khách sạn, ký túc xá, phòng xông hơi, phòng mát-xa;

e) Các loại nơi làm việc khác có hại cho sức khoẻ, an toàn và nhân phẩm của trẻ vị thành niên…

Các công cụ pháp lý quốc gia khác định nghĩa công việc nguy hiểm

- Thông tư 10/2013/TT-LĐTBXH về nơi làm việc bị cấm đối với lao động trẻ em

- Thông tư 10/2013/TT-LĐTBXH về các công việc bị cấm đối với lao động trẻ em: Chế biến cá ngâm muối, mắm tôm, nước mắm đặc, nước mắm và các sản phẩm thủy hải sản khô; Thợ lặn; Làm việc trên tàu biển; Mang hoặc nâng vượt quá thể chất của trẻ vị thành niên (tối đa 30kg đối với trẻ em trai trên 16 tuổi và 25kg đối với trẻ em gái trên 16 tuổi)

Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi tuyển dụng lao động trẻ em

- Theo Bộ luật Lao động 2012 (Điều 162.2):

Chủ sử dụng lao động phải có biên bản riêng ghi đầy đủ họ tên, ngày sinh, công việc được giao, kết quả kiểm tra sức khỏe định kỳ của lao động trẻ em và được trình bày theo yêu cầu của cơ quan chức năng.

Lao động trẻ em trong hàng tiêu dùng?

Các giải pháp khả thi

- Xây dựng chính sách tiêu chuẩn lao động/lao động trẻ em tích hợp

- Thực hiện điều tra chi tiết

+ Đánh giá tác động

+ Theo dõi hiệu suất

+ Thẩm định xã hội tin cậy

          Các sáng kiến đa bên

          Thúc đẩy quan hệ lao động trưởng thành

- Biện pháp khắc phục và cải thiện bền vững, liên quan đến tất cả các bên liên quan

                           + Giáo dục cơ bản đến tuổi vị thành niên — nhận thức được tác động kinh tế

                           + Cần thiết tránh dịch chuyển

                           + Giá trị của các liên minh, ví dụ: các hệ thống giám sát lao động trẻ em

                           + Quy định của pháp luật, ví dụ: kiểm tra lao động hiệu quả, giáo dục bắt buộc

                           + Hợp tác để giải quyết đói nghèo toàn diện

Các xu hướng hứa hẹn

- Từ tập trung vào việc tuân thủ đến nhấn mạnh việc xây dựng năng lực

- Cách tiếp cận tích hợp:

              + Cân nhắc những ưu đãi

              + Xác định vai trò của người mua và nhà cung cấp

              + Cân nhắc nguyên nhân gốc rẽ và tham gia các tổ chức

Phương pháp tiếp cận tích hợp để giải quyết lao động trẻ em trong chuỗi cung ứng

- Chính quyền địa phương và quốc gia

- Tổ chức công nhân và nhà tuyển dụng

- Các Tổ chức quốc tế

- CSOs

- Thông tin đại chúng

- Các viện nghiên cứu và học viện

- Cộng đồng địa phương bao gồm trẻ em, phụ huynh, giáo viên, v.v.

- Các công ty

Vai trò của các công ty trong cuộc chiến chống lại lao động trẻ em?

                        + Tạo cơ hội cho công việc hợp lý, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

                        + Lồng ghép việc thúc đẩy các tiêu chuẩn lao động quốc tế và thực hành kinh doanh

                        + Hỗ trợ quản trị tốt

                        + Hỗ trợ và theo đuổi đối thoại xã hội

                        + Đóng góp vào cơ sở thuế quốc gia cho các dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng

Vai trò của các công ty trong cuộc chiến chống lại lao động trẻ em?

     - Nhưng những rủi ro lớn vẫn tồn tại:

                       +  Lao động trẻ em trong chuỗi cung ứng (chuỗi cung ứng dài)

                       + Nền kinh tế phi chính thức

                       + Sản xuất hộ gia đình

Thực hành tốt trong sản xuất thủy sản ở Đông Nam Á

- Thực hành Lao động Toàn cầu (GLP), một sáng kiến cải tiến ngành tự nguyện tìm cách loại bỏ lao động trẻ em đã được thực hiện.

- Người sử dụng lao động và người lao động được đào tạo về quyền lao động và cùng nhau xây dựng kế hoạch hành động để giải quyết vi phạm quyền lao động và cải thiện điều kiện làm việc và năng suất lao động.

Thực hành tốt trong chuỗi cung ứng ca cao Tây Phi

      - Hướng dẫn và hỗ trợ đã được cung cấp cho các cộng đồng trồng cacao để tự tổ chức và xây dựng kế hoạch hành động cộng đồng để nhận tài trợ từ chính quyền địa phương. Nhiều cộng đồng đã nhận được tiền để hỗ trợ việc đi học cho trẻ em.

- Liên đoàn công nhân nông nghiệp chung (GAWU) hỗ trợ cộng đồng trồng ca cao và xây dựng năng lực của họ để thúc đẩy OSH cho người lao động bao gồm OSH cho trẻ em làm việc hợp pháp

- Trong quan hệ đối tác với hãng Mars, các thành viên cộng đồng được đào tạo về kỹ năng nông nghiệp và kinh doanh. Hệ thống giám sát lao động trẻ em cũng được thiết lập.

Thực hành tốt trong sản xuất bóng đá Pakistan (1)

- Sau cuộc truyền thông điều tra về LĐ trẻ em trong sản xuất bóng đá ở Sialkot (Pakistan) năm 1994-1996, toàn bộ ngành hàng thể thao ở Sialkot bị đe dọa.

- Với sự hỗ trợ của Liên đoàn ngành Hàng Thể thao Thế giới, ILO, UNICEF và Phòng Thương mại và Công nghiệp Sialkot (SCCI) đại diện cho các công ty sản xuất bóng đá khâu tay đã ký một thỏa thuận ở Atlanta, Hoa Kỳ, năm 1997 để hợp tác cùng nhau loại bỏ LĐ trẻ em trong ngành sản xuất bóng đá ở Pakistan.

- ILO-IPEC đã thực hiện một dự án để loại bỏ LĐ trẻ em tại Sialkot từ năm 1997 đến năm 2004 với sự hỗ trợ của nhiều nhà tài trợ như USDOL, UNICEF và FIFA.

- Dự án ILO-IPEC nhằm mục đích:

  + Hỗ trợ các công ty địa phương trong việc ngăn ngừa LĐ trẻ em trong sản xuất bóng đá;

+ Xác định và đưa trẻ em ra khỏi sản xuất bóng đá và cung cấp cho họ các cơ hội giáo dục và các cơ hội khác;

+ Tác động của nhận thức cộng đồng và gia đình đối với LĐ trẻ em.

+ Phát triển một hệ thống giám sát tự nguyện, đáng tin cậy trên toàn ngành.

+ Hàng ngàn trẻ em đã được rút khỏi công việc, họ và anh chị em của họ đã được đi học.

+ Giáo dục nghề nghiệp được thực hiện để giúp các em lớn hơn phát triển các kỹ năng mới trong thương mại, từ đó cung cấp cho các em một tương lai vững chắc hơn.

+ Chương trình đào tạo kỹ năng và tín dụng vi mô cũng được thiết lập để giúp các gia đình dễ bị tổn thương phát triển các hoạt động tạo ra thu nhập để bù đắp cho việc mất thu nhập từ con em họ.

+ Các hoạt động y tế và vệ sinh đã được đưa vào chương trình bảo trợ xã hội, cung cấp các đợt kiểm tra y tế và hỗ trợ cho trẻ em và gia đình của họ.

+ Cơ chế giám sát tự nguyện hướng tới thành lập các trung tâm khâu bóng đá có đăng ký được giám sát nội bộ và bên ngoài để đảm bảo tính tuân thủ. Công việc trước đây được thực hiện trong các hộ gia đình đã được chuyển đến các trung tâm có đăng ký.

+ Việc cung cấp các cơ sở chăm sóc trẻ em đảm bảo rằng các bà mẹ có thể tiếp tục đi làm và việc sản xuất tập trung sẽ giúp hoạt động giám sát lao động trẻ em có tính khả thi hơn

+ Các điều kiện làm việc nói chung được cải thiện trong toàn ngành, tập trung vào các vấn đề vệ sinh, y tế, sự an toàn

+ Nói chung, tinh thần lao động được cải thiện, đặc biệt là ở các trung tâm khâu bóng đá

Bài trình bày của ông Minoru Ogasawara, Trưởng tư vấn kỹ thuật - Dự án ENHANCE tại Hội thảo “Sử dụng Lao động bền vững trong thời kỳ Hội nhập cho Doanh nghiệp Thủy sản” trong khuôn khổ Vietfish 2018

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục