Kiến nghị được xác định nguyên liệu, vật tư dư thừa trong hợp đồng gia công không quá 3%

(vasep.com.vn) Ngày 27/6/2017, VASEP đã gửi Công văn số 81/2017/CV-VASEP tới Bộ Tài chính kiến nghị các vướng mắc của DN khi xác định và xử lý 3% nguyên liệu dư thừa trong hợp đồng gia công.

Cụ thể: Theo điều 64 Thông tư 38/2015/TT-BTC Nguyên liu, vt tư dư tha đã nhp khu để gia công không quá 3% tng lượng nguyên liu, vt tư thc nhp khu thì khi bán, tiêu th ni địa không phi làm thtc hi quan chuyn đổi mc đích sdng nhưng phi kê khai np thuế vi cơ quan thuế ni địa theo quy định ca pháp lut vthuế”.

Tuy nhiên, khi các DN làm việc với Hải quan tỉnh về cách xử lý 3% nguyên liệu dư thừa trong hợp đồng gia công thì được Hải quan tỉnh hướng dẫn phải thực hiện theo khoản 4 điều 10 Nghị Định 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 quy định “Phế liu, phế phm và nguyên liu, vt tư dư tha đã nhp khu để gia công không quá 3% tng lượng ca tng nguyên liu, vật tư thc nhp khu theo hp đồng gia công được min thuế nhp khu

Nếu doanh nghiệp thủy sản thực hiện cách tính và xử lý nguyên liệu dư thừa theo NĐ 134 thì doanh nghiệp không thể đáp ứng được. Vì thông thường trong quá trình sản xuất gia công thì phế liệu, phế phẩm thủy sản đã chiếm tỷ lệ khoảng 50% tổng lượng nguyên liệu, vật tư thực nhập khẩu. Do đó, quy định theo khoản 4 điều 10 của Nghị định 134 bao gồm cả phế liệu, phế phẩm và nguyên vật liệu dư thừa không quá 3% là không phù hợp.

Với đặc thù của ngành thủy sản, VASEP đề nghị Bộ Tài chính xem xét và có chỉ đạo cho các doanh nghiệp thủy sản nhập khẩu nguyên liệu để gia công xuất khẩu được xác định nguyên liệu, vật tư dư thừa không quá 3% theo điều 64 Thông tư 38/2015/TT-BTC.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục