Cộng đồng doanh nghiệp góp ý cho Dự thảo Bộ Luật lao động

(vasep.com.vn) Sáng ngày 14/5/2019, tại Hà Nội, VASEP đã phối hợp với Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS), Hiệp hội Da giày Việt Nam (LEFASO), Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam (VEIA), Hiệp hội Doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam (AmCham) và Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JBAV) tổ chức "Hội thảo Góp ý cho Dự thảo Bộ Luật Lao động từ cộng đồng doanh nghiệp".

Tại Hội thảo ông  Mai Đức Thiện, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội cho biết: Dự thảo gồm 17 chương, 221 điều: giảm 21 điều so với hiện hành; sửa đổi, bổ sung khoảng 170 điều trong tất cả các chương; sửa đổi 2 Điều của Luật Bảo hiểm xã hội liên quan đến điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu (Bộ luật Lao động hiện hành gồm 17 Chương và 242 Điều). Bộ luật Lao động lần này sẽ được sửa đổi cơ bản, toàn diện nhằm giải quyết 10 chính sách mà Chính phủ đã trình Quốc hội trước đây và giải quyết một số chính sách mới, quan trọng trong quá trình soạn thảo, gồm: Giải quyết các vướng mắc, bất cập từ thực tiễn thi hành sau 6 năm áp dụng trên thực tế; Đáp ứng các yêu cầu thể chế hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 và bảo đảm sự đồng bộ của các luật mới ban hành trong thời gian gần đây; Đáp ứng yêu cầu từ hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện cam kết về lao động trong các Hiệp định thương mại mà Việt nam đã phê chuẩn, tham gia (CPTPP, EVFTA).

VASEP, Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS), Phòng Thương mại Hoa kỳ tại Việt Nam (AMCHAM), Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam (VEIA), Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JBAV), VCCI cũng đã nêu nhiều ý kiến góp ý chi tiết cho dự thảo này tại hội thảo. Trong đó, đại diện VASEP, ông Nguyễn Hoài Nam - Phó TTK Hiệp hội đã góp ý một số nội dung về: Thời gian làm thêm giờ, thời gian thử việc, quy định không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động là cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, quy định nghề, công việc chế biến thủy sản đông lạnh thuộc nhóm nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm bị cấm sử dụng lao động chưa thành niên, chấm dứt HĐLĐ...

Các ý kiến đóng góp tại Hội thảo sẽ được tổng hợp bởi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam để lập thành ý kiến từ cộng đồng doanh nghiệp gửi tới Ban soạn thảo, nhằm hoàn hiện dự thảo Bộ luật Lao động trình Chính phủ vào cuối tháng 5 và trình Quốc hội vào tháng 10/2019.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục