Cần tính đúng, tính đủ định mức chi phí tái chế

Dự thảo về định mức chi phí tái chế (Fs) bao bì đang được xây dựng, song nhiều hiệp hội cho rằng định mức đang quá cao có thể làm tăng áp lực chi phí sản xuất và giá bán hàng hóa. Làm sao để tính đúng, tính đủ và hài hòa lợi ích khi áp dụng định mức chi phí tái chế, đảm bảo mục tiêu kinh tế và môi trường?

Nhiều mức Fs đưa ra còn quá cao, chưa phù hợp với thực tế. Ví dụ với bao bì nhôm, dự thảo Fs đưa ra là 6.180 đồng/kg, cao gấp 4,9 lần so với mức trung bình của các nước. Đối với các nước đã triển khai hoạt động tái chế mấy chục năm, chi phí này là 0 đồng/kg, tại Na Uy chi phí này là -133đ/kg nghĩa là nhà SX lon nhôm không phải đóng góp chi phí tái chế, mà được nhận 133đ/kg từ nhà tái chế vì đó là vật liệu tái chế có giá trị cao. 

Nếu Fs tính cao, hiển nhiên nhà SX phải đóng góp số lượng tiền lớn và bắt buộc phải tính vào giá thành, cuối cùng người tiêu dùng phải trả giá cao hơn. VD với lon nhôm, với mức cao gấp lần 5 lần so với thế giới, nhà SX phải trả cho nhà tái chế 41đ/lon nhôm, tương ứng với mức tăng giá 0,6%, chỉ tính riêng vỏ lon, ngoài vỏ lon ra còn có thùng đựng, hôp cacton bên ngoài, phương tiện vận chuyển...đến năm 2027 sẽ phải trả phí tái chế, thì mức tăng giá sẽ cao hơn nữa. Như vậy cần mức Fs phù hợp để đạt mong muốn là kinh tế tuần hoàn, vừa thúc đẩy SX phát triển vừa không ảnh hưởng tới người tiêu dùng...

Xem thêm tại video trên

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin liên quan
Tin cùng chuyên mục