Bộ KH&CN ban hành thông tư hướng dẫn chi tiết một số điều Nghị định số 43 về ghi nhãn hàng hóa

(vasep.com.vn) Ngày 26/6/2019, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 05/2019/TT-BKHCN (TT05/2019) quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 (NĐ 43/2017) của Chính phủ về nhãn hàng hóa. Đây cũng là thông tư được nhiều DN thủy sản trông đợi trong hơn 1 năm qua.

Thông tư này quy định chi tiết thi hành một số điều của NĐ 43/2017 cụ thể như sau: (1) Khoản 5 Điều 3; Điều 4; khoản 2, khoản 4 Điều 7; khoản 1, 3, 6 Điều 12; khoản 3 Điều 14; khoản 1 Điều 16; khoản 5 Điều 17 và (2) Khoản 5, 15 Phụ lục I; điểm 2 khoản 1, điểm 3 khoản 2 Phụ lục II; khoản 1 Phụ lục III; điểm 1 khoản 1 Phụ lục IV.

TT05/2019 hướng dẫn chi tiết về nội dung và cách ghi nhãn hàng hóa. Trong đó, Điều 3 của TT05/2019 quy định về phân biệt bao bì chứa đựng hàng hóa không phải bao bì thương phẩm với bao bì thương phẩm (khoản 5 Điều 3 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP):

3 loại bao bì sau: (1) Bao bì được sử dụng với mục đích để lưu giữ, vận chuyn, bảo quản hàng hóa đã có nhãn hàng hóa; (2) Túi đựng hàng hóa khi mua hàng và (3) Bao bì dùng để đựng hàng hóa dạng rời, hàng hóa bán lẻ không gọi là bao bì thương phẩm.

Các loại bao bì sau phải có hồ sơ, tài liệu kèm theo thể hiện đầy đủ các nội dunbắt buộc bng tiếng Việt theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP và các văn bn pháp luật khác có liên quan để thay thế cho nhãn hàng hóa: thùng đựng hàng (container), hầm tàu chứa hàng, xi téc vận chuyển hàng hóa dạng rời, dạng lỏng, dạng khí không có bao bì.

Ví d: hàng hóa là thủy sản: thùng đựng hàng (container), (bao gồm cả trường hợp hàng hóa bên trong là nguyên liệu thủy sản có một hoặc nhiều loài dạng rời, hoặc đónkhối (block) trần đồng nhất hoặc không đồng nhất), hầm tàu chứa hàng hóa dạng rời chỉ có một loài hoặc lẫn lộn nhiều loài, xi téc vận chuyển hàng hóa dạng ri, dạng lng không có bao bì;

Trường hợp này hàng hóa không cần dán nhãn/ghi nhãn hàng hóa nhưng phi có hồ sơ, tài liệu kèm theo thể hiện đầy đủ các nội dung bắt buộc bng tiếng Việt theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP và các quy định pháp luật liên quan;

Trường hợp hồ sơ tài liệu kèm theo bng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì doanh nghiệp nhập khẩu có bản dịch ra tiếng Việt kèm theo.

Ngoài ra, thông tư này cũng quy định chi tiết về: Vị trí nhãn hàng hóa; ngôn ngữ trình bày trên nhãn hàng hóa; ghi tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; ghi ngày sản xuất, hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa; ghi thành phần trên nhãn hàng hóa...

Năm 2018, VASEP đã nhiều lần gửi văn bản kiến nghị tới Bộ KH&CN về khó khăn trong việc thực hiện quy định về ghi nhãn hàng hóa liên quan đến các dòng hàng đặc thù của thủy sản (nhập hàng xô-xá đông lạnh từ quá trình khai thác về...).

Tại cuộc họp ngày 1/4/2019 tại Văn phòng Chính phủ do do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng chủ trì, VASEP tiếp tục đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ sớm ban hành Thông tư hướng dẫn Nghị định 43/2017/NĐ-CP về ghi nhãn trong quý II/2019, trong đó có hướng dẫn với các dòng hàng đặc thù theo thông lệ thương mại quốc tế như hàng thủy sản nhằm tháo gỡ cho các DN thủy sản.

Ngày 18/4/2019, VASEP đã gửi Công văn số 37/2019/CV-VASEP tới Bộ KH&CN góp ý Dự thảo Thông tư hướng dẫn Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa, trong đó, VASEP tập trung góp ý vào các nội dung thuộc Điều 1, Điều 2 và Điều 5 của Dự thảo Thông tư hướng dẫn Nghị định 43/2017/NĐ-CP.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục