Với vị trí địa lý gần gũi, thuận tiện cho hoạt động thông thương, trao đổi hàng hóa thuận lợi, quan hệ hợp tác thương mại Việt Nam - Trung Quốc nhiều năm qua duy trì tốc độ tăng trưởng bền vững và ổn định. Nhiều sản phẩm có thế mạnh của Việt Nam như hoa quả nhiệt đới, gạo, cà phê, hạt điều, hàng tiêu dùng, đặc biệt thủy hải sản, được người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng.

(vasep.com.vn) Năm 2017, NK mực, bạch tuộc của Mỹ có xu hướng giảm. NK dòng sản phẩm này của Mỹ trong 4 tháng đầu năm 2017 giảm liên tục so với cùng kỳ năm 2016. Tổng NK cả 4 tháng đầu năm chỉ đạt 16 nghìn tấn, trị giá 91 triệu USD, giảm 43% về khối lượng và 25% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Mỹ tiếp tục là thị trường NK mực, bạch tuộc lớn thứ 3 trên thế giới.

(vasep.com.vn) Hiệp hội Ngành khai thác Fiji đã cam kết ít nhất 75% các tàu khai thác cá ngừ bằng câu vàng của nước này được chứng nhận bởi Hội đồng Quản lý Biển (MSC).

(vasep.com.vn) Bốn tháng đầu năm 2017, NK mực, bạch tuộc của Nhật Bản giảm so với cùng kỳ. NK mực, bạch tuộc của Nhật Bản trong giai đoạn này chỉ đạt 18 nghìn tấn, trị giá 107 triệu USD, giảm 35% về khối lượng và 42% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Nguyên nhân là do, NK bạch tuộc của nước này giảm.

(vasep.com.vn) Chất độc trong nước biển và dịch bệnh đã ảnh hưởng lớn đến nguồn cung nhuyễn thể hai mảnh vỏ trong năm 2016. Mặc dù chưa có thống kê chính thức nhưng sản lượng của các nước sản xuất chính dự kiến giảm. Mức giá tăng cao. Nhu cầu về sản phẩm này trong mùa Giáng sinh mạnh ở khu vực Nam Âu. Tuy nhiên, tình hình thay đổi vào những tháng đầu năm 2017, do nhuyễn thể hai mảnh vỏ không phải là sản phẩm truyền thống trong dịp Tết của Trung Quốc.

Ngày 10/6, tại Công ty Thủy sản Lenger Việt Nam (Tập đoàn Lenger Seafoods Hà Lan) ở Cụm Công nghiệp An Xá (thành phố Nam Ðịnh), một container ngao sạch đầu tiên của tỉnh Nam Định đã được xuất khẩu sang thị trường châu Âu, mở ra cơ hội lớn cho người nuôi ngao.

(vasep.com.vn) XK mực, bạch tuộc của Trung Quốc có xu hướng đang ngày càng tăng. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan nước này, khối lượng XK mực, bạch tuộc của nước này đã tăng từ 377 nghìn tấn năm 2012 lên 519 nghìn tấn vào năm 2016, tăng 37% trong vòng 5 năm. Giá trị XK tăng từ 2,4 tỷ USD lên 3,4 tỷ USD trong vòng 5 năm qua, tăng 39%.

Từ đầu tháng 6 đến nay, giá cua biển thương phẩm tại tỉnh Trà Vinh tiếp tục tăng cao, với mức tăng từ 50.000 – 80.000 đồng/kg.

Cua biển ở TX Quảng Yên (Quảng Ninh) được nuôi thử nghiệm từ năm 2008, tại phường Hoàng Tân. Đến nay, nghề nuôi cua biển đã phát triển mạnh vì có hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao đời sống của người dân nơi đây.

Đánh bắt hải sản đã thật sự vực dậy sau sự cố môi trường biển, khi nhiều tàu, thuyền liên tục trúng đậm vụ cá nam.

(vasep.com.vn) Năm 2016, ASEAN NK 351.717 tấn mực, bạch tuộc, trị giá 916,7 triệu USD. NK mực, bạch tuộc của ASEAN đều tăng cả về khối lượng lẫn giá trị trong năm 2016. Nếu xét theo khối lượng thì Thái Lan là nước NK hàng đầu mực, bạch tuộc trong khối với 148.939 tấn, tiếp đến là Việt Nam với 122.791 tấn và Philippines với khối lượng 37.075 tấn. Trong 3 nước NK hàng đầu này thì chỉ có Việt Nam là tăng trưởng dương trong khi 2 nước còn lại đều sụt giảm khối lượng NK mực, bạch tuộc.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, hiện toàn tỉnh có 10.556 chiếc tàu với tổng công suất hơn 2,3 triệu CV, trong đó gần 300 tàu dịch vụ hậu cần nghề cá.

Ngày 3/6, tại Nha Trang, Viện Hải dương học phối hợp với Ban ứng dụng và Triển khai công nghệ (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông tổ chức Hội thảo ứng dụng đèn LED trong khai thác thủy sản. Tham dự có các nhà khoa học, đại diện các đơn vị quản lý nhà nước, ngư dân các tỉnh ven viển từ Quảng Bình đến Kiên Giang.

Theo thông tin từ Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp&Phát triển Nông thôn), sản lượng thủy sản khai thác tháng 5/2017 đạt 311.900 tấn đưa sản lượng khai thác 5 tháng ước đạt hơn 1,32 triệu tấn, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước.

Ước sản lượng thủy sản khai thác tháng 5 đạt 311,9 ngàn tấn đưa sản lượng khai thác 5 tháng ước đạt 1.327 nghìn tấn, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, khai thác biển ước đạt 1.264 nghìn tấn, tăng 5,5%; khai thác nội địa ước đạt 63,0 nghìn tấn, bằng năm ngoái.


  • Ảnh bìa báo cáo hải sản