Để giúp ngư dân nâng cao hiệu quả sản xuất, đánh bắt thủy sản, UBND tỉnh Cà Mau đã tăng cường chỉ đạo thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó thực hiện rà soát, quy hoạch, bố trí vùng sản xuất, đầu tư hệ thống thủy lợi, điện, công trình giao thông…, tạo bước đột phá mới trong thực hiện tái cơ cấu ngành hàng tôm Cà Mau theo hướng phát triển bền vững, tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương.

(vasep.com.vn) Sau sự sụt giảm NK trong tháng đầu năm, ASEAN liên tục tăng NK mực, bạch tuộc của Việt Nam trong 6 tháng trở lại đây. Theo số liệu thống kê của Hải quan, Việt Nam đã XK 38 triệu USD các sản phẩm mực, bạch tuộc sang ASEAN trong 7 tháng đầu năm nay, tăng 40% so với cùng kỳ năm 2016. Hiện thị trường này đang là thị trường NK lớn thứ 4 của Việt Nam.

Sau hơn ba năm triển khai Nghị định số 67/2014/NÐ-CP (Nghị định 67) về một số chính sách phát triển thủy sản, cùng với việc hiện đại hóa đội tàu đánh bắt xa bờ, đời sống của ngư dân vùng ven biển từng bước được cải thiện. Tuy nhiên quá trình triển khai thực hiện Nghị định 67 vẫn còn một số vướng mắc cần được tháo gỡ.

Văn phòng UBND tỉnh Quảng Ngãi ngày 8/9 cho biết UBND tỉnh đã ra văn bản yêu cầu các sở, ngành chức năng và địa phương đẩy mạnh việc triển khai thực hiện các chính sách phát triển thủy sản theo Nghị định 67 của Chính phủ.

(vasep.com.vn) Là thị trường NK mực, bạch tuộc lớn thứ 11 trên thế giới, Pháp hiện đang là thị trường NK mực, bạch tuộc đơn lẻ lớn thứ 6 của Việt Nam. Trong 7 tháng đầu năm nay, NK mực, bạch tuộc của Pháp từ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng 274%, đạt 6,1 triệu USD.

Những năm gần đây, nhiều hộ ở phường Cam Phúc Bắc (TP. Cam Ranh) mạnh dạn chuyển đổi vật nuôi thủy sản từ cá, tôm sang các loại sò: mồng, dương, mía, tu hài… Bước đầu, các vật nuôi này đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế cao cho hộ nuôi.

(vasep.com.vn) Theo Hội đồng Thủy sản Na Uy (NSC), Hàn Quốc chiếm 70% thị phần trong tổng XK cua huỳnh đế của Na Uy trong tháng 8/2017 và ước tính chiếm 46% trong năm nay.

Thời gian qua, cùng với những chính sách hỗ trợ của Trung ương, thành phố Đà Nẵng triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ ngư dân đóng tàu công suất lớn, mua sắm ngư lưới cụ, trang thiết bị hiện đại để nâng giá trị khai thác hải sản xa bờ.

Sò huyết là loài có giá trị dinh dưỡng cao, đang có thị trường tiêu thụ rộng lớn.Nuôi sò huyết đầu tư ít vốn, không phải cho ăn, chỉ cần bỏ công quản lý.

Tiềm năng nuôi hải sản trên biển của Việt Nam là không nhỏ nhưng chưa khai thác được mấy. Vì vậy, nuôi biển là hướng đi quan trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, cần được đẩy mạnh phát triển trong những năm tới.

Sáng 1/9, Cty TNHH Tín Thịnh, KCN Suối Dầu (Cam Lâm) và Tổ hợp tác nghề cá Vĩnh Phước, TP Nha Trang (Khánh Hòa) đã diễn ra lễ ký kết thực hiện chuỗi khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ sọc dưa dưới sự chứng kiến Chi cục Thủy sản Khánh Hòa cùng cơ quan chức năng.

(vasep.com.vn) Tính đến hết tháng 7, XK mực, bạch tuộc Việt Nam đạt tổng giá trị 333 triệu USD, tăng 63% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong giai đoạn này, mực là sản phẩm XK chủ lực của Việt nam chiếm hơn 60% tổng giá trị XK, còn lại là các sản phẩm bạch tuộc.

Những ngày giữa tháng 8, chúng tôi về thăm vùng nuôi thủy sản của các xã Hải Phúc, Hải Đông (Hải Hậu, Nam Định). Sau khi thu hoạch lứa thủy sản vụ xuân, các hộ dân ở đây đang tập trung cải tạo ao đầm, chuẩn bị cho vụ nuôi mới. Tận dụng lợi thế ven biển, nhiều ao đầm của các hộ dân đã tập trung phát triển nuôi trồng các loại thủy sản như tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá nước lợ, ngao vạng...; trong đó một số hộ đang khảo nghiệm nuôi tu hài và hàu.

Nhiều tàu đánh bắt xa bờ trong những ngày gần đây trúng đậm nhiều mẻ cá nục, lãi hàng trăm triệu đồng.

Ghẹ được nuôi theo mô hình bán tự nhiên tại Móng Cái (Quảng Ninh) đáp ứng các tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm.


  • Ảnh bìa báo cáo hải sản