Nguyên liệu

Diện tích nuôi cá tra theo các tiêu chuẩn thực hành tốt trên địa bàn thành phố Cần Thơ dự báo có xu hướng tăng trong thời gian tới do đơn vị đã triển khai thực hiện kế hoạch “Hỗ trợ cơ sở nuôi cá tra trên địa bàn TP. Cần Thơ áp dụng Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (VietGAP)”.

Theo kế hoạch thả nuôi năm 2018, diện tích thả nuôi cá tra trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long phấn đấu đạt diện tích 460 ha với sản lượng nuôi cá tra đạt 80 nghìn tấn. Trong đó, phấn đấu đạt 40 triệu con giống và 1.300 triệu cá bột. Để đạt được mục tiêu trên, tỉnh Vĩnh Long đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm tổ chức lại sản xuất theo hướng tăng cường liên kết chuỗi và theo mô hình quản lý cộng đồng như tổ hợp tác sản xuất đạt các chứng nhận tiêu chuẩn GAP.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Đề án liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nhằm đáp ứng đủ nhu cầu con giống chất lượng cao, ổn định cung - cầu về sản xuất giống, có thương hiệu, truy xuất nguồn gốc, huy động các thành phần kinh tế tham gia chuỗi, góp phần phát triển ngành hàng cá tra theo hướng bền vững đáp ứng các yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế.

Hiện nay, giá cá tra nguyên liệu tại tỉnh Tiền Giang đang tăng mạnh, người nuôi có lãi cao nhất từ trước đến nay. Theo ông Năm Đời, ngụ xã Tân Phong, huyện Cai Lậy, giá cá tra hiện dao động trong khoảng 29.000 - 30.000 đồng/kg, tăng gần 10.000 đồng/ kg so với cùng kỳ năm trước.

Với mức thuế chống bán phá giá được Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa công bố đã khiến cho các DN cá tra Việt Nam lo lắng vì khó có thể xuất hàng sang thị trường này, ảnh hưởng không nhỏ đến ngành cá tra Việt Nam.

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đang yêu cầu các địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long rà soát lại toàn bộ diện tích thả nuôi cá tra.

Dù các thị trường lớn như EU, Mỹ đưa ra nhiều bảo hộ mậu dịch nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đã linh hoạt chuyển hướng xuất khẩu sang nhiều thị trường khác đã giúp xuất khẩu cá tra trong năm 2017 tăng trưởng cao so với năm 2016.

Giá cá tra tăng gấp 2-3 lần so với cùng kỳ năm ngoái và cũng là mức cao nhất trong 10 năm qua. Tuy giá cao nhưng hiện vẫn không đủ lượng cá giống để bán cho người nuôi.

Đó là phát biểu của Thứ trưởng Bộ NN&PTNT - ông Vũ Văn Tám tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển ngành hàng cá tra năm 2018 do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 16/3 tại Cần Thơ.

Các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu ở ĐBSCL đang tăng mức thu mua cá tra nguyên liệu. Tuy nhiên cá đến lứa thu hoạch không đủ cung.

Năm 2017 là năm thứ hai liên tiếp Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng được Trung tâm Khuyến nông Quốc gia giao thực hiện mô hình nuôi cá rô phi theo VietGAP với mục tiêu tuyên truyền, nhân rộng và phát triển bền vững mô hình nuôi cá rô phi, tạo sản phẩm sạch và an toàn thực phẩm.

Đây là tín hiệu vui đầu năm 2018 của ngành nông nghiệp (NN) và nông dân (ND) trong tỉnh đang rất phấn khởi.

Những ngày gần đây giá cá tra nguyên liệu ở Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục lên cơn sốt, có nơi lên tới 32.000 đồng/kg. Đây là mức giá cao nhất trong nhiều năm qua.

Lần đầu tiên trong nhiều năm qua, giá cá tra nguyên liệu phục vụ cho chế biến xuất khẩu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và trên địa bàn Tiền Giang nói riêng đã chạm mức 30.000 đồng/kg. Với mức giá này, người nuôi có mức lãi khá cao (thực tế số lượng người dân nuôi không nhiều, chủ yếu do các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tự xây dựng vùng nuôi) và tình trạng khan hiếm nguồn hàng đang diễn ra.

Cuốn theo cá tra xuất khẩu đang hút hàng ở ĐBSCL, từ sau tết đến nay cá giống tăng giá mạnh. Người nuôi gọi tìm mua cá giống khắp nơi.