Nguyên liệu

Mekong Chef 2018 với chủ đề “Ngày hội Tôn vinh sản phẩm cá tra Việt” diễn ra sáng nay (3/11/2018) tại Trung tâm Hội chợ Triễn lãm Quốc tế Cần Thơ (TP Cần Thơ), trong khuôn khổ “Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế Việt Nam năm 2018”. Đây là sự kiện tiêu biểu của Hiệp hội Cá tra Việt Nam (VINAPA) được tổ chức thường niên.

Thời điểm cuối tháng 10, giá cá tra nguyên liệu tại các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lên đến 35.000 đồng/kg. Đối với thị trường xuất khẩu, giá cá tra philê cũng lên đến 3,4USD/kg (thị trường EU) và trên 4USD (thị trường Hoa Kỳ).

“Nhu cầu cấp thiết của tỉnh là tái cơ cấu ngành cá tra. Với lợi thế nhu cầu con giống cá tra chất lượng tiếp tục tăng, Đề án “Liên kết sản xuất (SX) giống cá tra 3 cấp chất lượng cao vùng ĐBSCL” do tỉnh An Giang chủ trì được kỳ vọng sẽ đáp ứng đủ nhu cầu con giống, góp phần phát triển ngành hàng cá tra” - Bí thư Tỉnh ủy Võ Thị Ánh Xuân đặt nhiều kỳ vọng trong chuyến khảo sát Trại giống Bình Thạnh 2 (Trung tâm Giống thủy sản An Giang).

Cá rô phi đơn tính đực từ lâu được biết đến như là đối tượng nuôi xen ghép trong các thủy vực nước ngọt tại một số tỉnh Bắc Trung Bộ nói chung và Nghệ An nói riêng. Tuy nhiên do giá nguyên liệu đầu vào cao, thị trường tiêu thụ không ổn định nên phong trào nuôi cá rô phi chỉ dừng lại ở mức độ quảng canh cải tiến, nuôi xen ghép với các đối tượng cá truyền thống mè, trôi, trắm…

Theo Bộ NN-PTNT, tình hình xuất khẩu cá tra ra thị trường thế giới hiện đang diễn biến theo chiều hướng có lợi, đáng chú ý, các thị trường tiêu thụ lớn như Trung Quốc và Hoa Kỳ đều tăng.

Theo Tổng Cục thống kê, nuôi cá tra tiếp tục có thuận lợi về giá, thị trường tiêu thụ truyền thống như Mỹ và EU bắt đầu tăng do nhu cầu phục vụ dịp lễ Noel và Tết dương lịch, kéo theo nhiều hộ nuôi mở rộng quy mô sản xuất.

Giá cá tra nguyên liệu xuất khẩu tại ĐBSCL đạt mức giá cao nhất kể từ trước đến nay. Xuất bán cá tra với giá hiện nay, người nuôi có được mức lợi nhuận rất cao. Đáng tiếc là hiện phần lớn cá nuôi của nhiều hộ dân đều chưa tới lứa xuất bán.

(vasep.com.vn) Ngày 11/10/2018, Bộ NN&PTNT đã gửi công văn tới Chủ tịch UBND các tỉnh/thành phố nuôi cá tra vùng ĐBSCL về việc tăng cường chỉ đạo sản xuất cá tra trong các tháng cuối năm 2018. Trong đó, Bộ NN&PTNT đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh này khuyến khích các DN trên địa bàn tỉnh đầu tư nguồn lực vào nghiên cứu, sản xuất giống cá tra chất lượng cao; thực hiện tốt Đề án giống cá tra 3 cấp đã được Bộ phê duyệt.

Thông tin từ nhiều hộ nuôi cá tra trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, hiện thương lái vào tại ao nuôi mua cá tra với giá 35.000 đồng/kg, tăng 4.000 đồng/kg so với thời điểm cách nay khoảng 6 tháng và đây được xem là mức giá cao kỷ lục trong nhiều năm qua.

UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, vừa ban hành kế hoạch thực hiện “Đề án liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao, giai đoạn 2018 - 2025”, nhằm đáp ứng nhu cầu nuôi cá ở địa phương và các tỉnh vùng ĐBSCL.

Hiện nay, giá tôm nguyên liệu trong nước đã tăng trở lại ở mức cao, thời tiết thuận lợi là những yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy sản xuất, tạo nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến, xuất khẩu. Nhằm tận dụng cơ hội thị trường và thực hiện thắng lợi các mục tiêu tăng trưởng của ngành, tránh bị thiếu hụt vào các tháng cuối năm 2018 và đầu năm 2019. Do đó, ngày 11 tháng 10 năm 2018, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Công văn số 7951/BNN-TCTS về việc tăng cường nuôi tôm nước lợ các tháng cuối năm 2018. Theo đó, Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nuôi tôm ven biển chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT triển khai một số nội dung như:

Giá cá tra nguyên liệu xuất khẩu tại ĐBSCL đạt mức giá cao nhất kể từ trước đến nay. Xuất bán cá tra với giá hiện nay, người nuôi có được mức lợi nhuận rất cao. Đáng tiếc là hiện phần lớn cá nuôi của nhiều hộ dân đều chưa tới lứa xuất bán.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh An Giang, giá cá tra nguyên liệu liên tục tăng do nhu cầu phục vụ chế biến xuất khẩu tăng cao.

Mô hình nuôi cá rô phi theo chuỗi liên kết từ nuôi trồng đến sơ chế, chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm do Chi cục Thủy sản Hà Nội triển khai tại xã Cổ Đô, huyện Ba Vì đã giúp thay đổi tư duy sản xuất của người dân, nâng cao hiệu quả kinh tế, mở ra hướng làm giàu mới.

Cách đây khoảng 10 năm, với “đường bơi sai lệch”, con cá tra - đặc sản thiên nhiên ban tặng cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) giúp nhiều người nuôi cá sống “khỏe” từ bao đời - từ “phúc” đã trở thành “họa” khi làm cho nhiều doanh nghiệp (DN), hàng ngàn người nuôi cá phá sản, lún sâu vào nợ nần. Đã có những người âm thầm “điều chỉnh đường bơi” cho cá tra, và bằng cách đó họ tìm lại thời kỳ vàng son cho loại cá da trơn này…