Nguyên liệu

Sau gạo, ngành nông nghiệp rất muốn xây dựng và phát triển thương hiệu cá tra nhưng chưa thể bắt đầu vì chưa tìm ra… đề án

Đó là khuyến cáo của lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đối với các địa phương trong tỉnh Tiền Giang. Bởi thực tế thời gian qua, giá cá tra nguyên liệu tăng, con giống khan hiếm dẫn đến nhiều doanh nghiệp và nông dân ở các tỉnh, thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ồ ạt chuyển đất trồng lúa sang đào ao ương, nuôi cá tra. Mới đây, Bộ NN&PTNT đã có công văn hỏa tốc gửi một số tỉnh, thành để cảnh báo tình trạng trên, trong đó có tỉnh Tiền Giang.

Thị trường cá tra nguyên liệu tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong 5 tháng đầu năm 2018 liên tục nóng trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm. Giá tôm thẻ chân trắng khu vực ĐBSCL giảm mạnh do giá tôm trên thế giới giảm, sản lượng thu hoạch tại các nước sản xuất khá cao.

Do việc xuất khẩu thuận lợi nên giá cá tra ở ĐBSCL tăng cao, nhiều người đổ xô nuôi khiến ngành chức năng cảnh báo cung vượt cầu.

Yên Thành có nhiều diện tích mặt nước ao hồ, là tiềm năng để phát triển nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi cá nước ngọt. Hiện nay, ngoài nuôi cá theo phương pháp truyền thống, nông dân đã xây dựng thành công các mô hình nuôi cá sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, đem lại nguồn thu nhập cao.

Trong hội nhập kinh tế thế giới, muốn xuất khẩu được thuỷ sản qua thị trường các nước thì doanh nghiệp phải tuân thủ các yêu cầu về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo các chuyên gia kinh tế, thị trường xuất khẩu cá tra đang có xu hướng chuyển đổi mạnh mẽ, trong đó có nhiều thị trường xuất khẩu mới được hình thành và phát triển nhanh, tiêu thụ lượng cá khá lớn. Với đà phát triển này, một số doanh nghiệp trên địa bàn TP Cần Thơ đang có nhu cầu phát triển, kết nối vùng nuôi, mở rộng cơ sở chế biến cá tra xuất khẩu...

Theo Hợp tác xã nuôi thủy sản Châu Thành (Đồng Tháp), giá cá tra nguyên liệu tiếp tục dao động ở mức 31.000 - 33.000 đồng/kg, đảm bảo người nuôi lời cao. Do đó, người dân ở ĐBSCL bắt đầu tăng cường nuôi cá tra trở lại.

Gần 600 tỷ đồng là kinh phí dành cho đề án sản xuất cá tra giống 3 cấp chất lượng cao cho ĐBSCL vừa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt.

Giá cá tra thịt lẫn cá giống trên thị trường hiện đang ở mức cao kỷ lục, là điều kiện thuận lợi để ngư dân tập trung tăng sản lượng. Điều này dễ dẫn đến “tăng trưởng nóng” như những lần cá tra có giá trước đây. “Tăng trưởng nóng” xuất phát từ việc tăng diện tích thả nuôi một cách đột ngột dễ dẫn đến nhiều hậu quả xấu, khó lường…

Năm 2018, Công ty cổ phần Gò Đàng đặt mục tiêu chế biến được 30.000 tấn thủy sản xuất khẩu với kim ngạch đạt 80 triệu USD, tăng hơn 20% so với năm 2017.

Tăng cường công tác vận động, tuyên truyền, hỗ trợ xây dựng các mô hình hợp tác để tạo thành các vùng sản xuất tập trung; khuyến khích phát triển các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị, chỉ thả nuôi khi đã xác định được địa chỉ đầu ra hoặc có liên kết với doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

Tại nhiều nơi ở vùng ĐBSCL, nông dân đã ồ ạt đào ao để nuôi cá tra, ngay cả trong vùng chuyên canh trồng lúa, gây nhiều hệ lụy khó lường.

“Cơn sốt” giống cá tra từ nguồn cung đến giá cả đang xảy ra tại nhiều tỉnh- thành ĐBSCL khi nông dân ồ ạt thả nuôi. Nhiều chuyên gia lo ngại cuộc “khủng hoảng thừa” cá tra nguyên liệu lại xảy ra như năm 2011, trong khi nguồn giống cá hiện phần lớn vẫn mua trôi nổi ngoài thị trường.

Việc áp thuế chống bán phá giá cao của Bộ Thương mại Hoa kỳ (DOC) với sản phẩm cá tra philê đông lạnh của Việt Nam đang tác động bất lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu.