TS. Hồ Quốc Lực

Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP Thực phẩm Sao Ta.
TS.Hồ Quốc Lực tốt nghiệp cao học và hoàn thành luận án tiến sĩ tại Đại học Kinh tế TP HCM. Ông gia nhập ngành chế biến thủy sản từ năm 1983 và là cựu Chủ tịch VASEP (nhiệm kỳ 2004-2007). Hiện nay, TS.Hồ Quốc Lực là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (FIMEX VN).

Thời buổi này các ngành kinh tế đang đầy khó khăn và bất trắc cứ bất chợt nhảy bổ ra ngáng đường. Trong cái bi quan đó cũng có điểm lạc quan, nêu ra như chút phần tự an ủi, trong rủi sẽ có may, sau cơn mưa trời sẽ sáng. Dù Covid gây bao lao đao; dù chiến tranh khu vực gây lạm phát, suy thoái… vẫn không gây chùn bước cho những toan tính về con tôm ở một số cường quốc tôm, thể hiện qua các kế hoạch tăng trưởng ngành tôm với những con số đầy ấn tượng. Bước sang năm 2024, khi khó khăn chưa có dấu hiệu suy giảm, việc sớm nhận diện toàn cảnh ngành tôm để có sách lược cho từng doanh nghiệp nhằm giảm thiểu rủi ro là chuyện cần thiết. Bài viết này không gì mới mẻ, chỉ mang tính chất tổng hợp tình hình và góc nhìn cá nhân để cùng tham khảo.

Đầu tháng 10 vừa qua, các phương tiện truyền thông đồng loạt thông tin các quốc gia thành viên EU sẽ bắt đầu thực hiện thí điểm Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM). CBAM là một công cụ chính sách được thiết kế để giải quyết nguy cơ rò rỉ carbon liên quan đến hàng nhập khẩu vào Liên minh châu Âu (EU).

Thông tin công bố vừa qua, Hiệp hội các nhà chế biến tôm Mỹ (ASPA) vừa nộp đơn lên Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) khởi kiện chống bán phá giá với tôm từ Ecuador và Indonesia; đồng thời cũng khởi kiện chống trợ cấp (CVD) với tôm từ Ecuador, Indonesia, Ấn Độ và Việt Nam. Với vụ kiện này, 6 cường quốc tôm trên thế giới đều vướng vụ kiện chống bán phá giá tôm ở Hoa Kỳ! Đây là thêm thách thức hay là cơ hội cho tôm Việt trong bối cảnh đang gặp quá nhiều khó khăn khách quan lẫn chủ quan hiện nay? Chúng ta điểm qua diễn biến từ trong quá khứ để rộng đường nhận xét và hành động sắp tới phù hợp hơn.

Vietfish – ngày hội trọng thể hàng năm của ngành thủy sản, có lịch sử trên 20 năm, trở thành một nét chấm phá hết sức sinh động trong tiến trình hoạt động và vươn lên của ngành. Năm nay, Vietfish diễn ra trong hoàn cảnh có chút khác biệt, khi khó khăn lớn đang bao trùm, ở nửa đầu năm, hai sản phẩm chủ lực là tôm và cá tra tiêu thụ giảm sút trên 30% so cùng kỳ năm trước.

Lạm phát suy thoái kinh tế thế giới có tác động rõ nét từ đầu quý 3 năm qua. Cao điểm có cường quốc phải chịu mức lạm phát ngất ngưởng 9%. Hệ quả là sức mua giảm, khiến các ngành xuất khẩu nói chung, ngành tôm nói riêng giảm sút từ đó. Hơn nữa, nó kéo dài tới nay và chưa có dấu hiệu dừng lại, chỉ có dấu hiệu phục hồi nhẹ và chậm mà thôi.

Ngày 21/7/2023, trong Hội thảo về Cải thiện môi trường nuôi tôm ở Bạc Liêu, trong phần trao đổi suy nghĩ, Bộ trưởng Lê Minh Hoan có gửi rất nhiều thông điệp. Tôi ghi lại ở đây về câu chuyện chung tay đóng góp cho liên kết sản xuất chuỗi ngành hàng.

Nhớ 5 – 7 năm trước, nhiều doanh nghiệp (DN) tôm đề ra chỉ tiêu phấn đấu doanh số tiêu thụ 100 triệu USD. Câu lạc bộ 100 (CLB100) là cụm từ hình thành tự phát. Có điều vui, hay là câu lạc bộ này từ lẻ loi có 2 thành viên, nay khá đông rồi, trên chục DN. Ý nghĩa của câu chuyện này là nói lên sự phát triển ngành tôm.

Theo thông tin trên web VASEP, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đã phục hồi khá tốt. Trong đó con tôm từ giảm sút 34% so cùng kỳ ở 5 tháng thì ở 6 tháng mức này thu hẹp, chỉ còn 29%.

Thiên nhiên ngày càng vô chừng, như những tháng qua có nơi nắng nóng gay gắt, có nơi bão lũ… Nguyên nhân, người ta hay nói về sự xâm hại môi trường, gây biến động và biến động ngày càng khắc nghiệt hơn. Gần đây nhất, dự báo El Nino (thời tiết nóng lên) lại xuất hiện sẽ tác động không nhỏ tới môi sinh đất nước ta.

Ồn ào không kém sự biến động của giá tôm hai tháng qua là tôm nuôi nhiễm khuẩn chậm lớn và chết dần; nuôi có trúng kha khá chưa chắc có lời vì giá xuống thấp… Tất cả khiến con tôm rơi vào hoàn cảnh khó khăn chưa hề xảy ra. Bởi xưa nay chỉ có trúng mùa mất giá, nay thất mùa mất giá, còn gì để bàn để nói.

Hai tháng nay, giá tôm nhảy mạnh theo chiều đi xuống, liên tục và đáng kể. Đến nay mức giảm khoảng 40% cho tất cả cỡ tôm. Đây là chuyện không nhỏ bởi gắn liền sinh kế hàng triệu người ở các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long.

Mấy tuần qua, chuyện ồn ào trong ngành tôm chợt như gia tăng cường độ lẫn sự việc được quan tâm lẫn lo lắng!

Tôi thử bản lĩnh ChatGPT, hỏi là cắt mắt tôm bố mẹ sẽ tạo lợi ích gì cho sinh sản tôm. Nhận lại một lời khuyên, cắt mắt tôm là hành vi vi phạm phúc lợi động vật, hơn nữa là hành vi… vô đạo đức. Tiếp đó là hướng dẫn để tôm sinh sản tự nhiên tích cực hơn như lựa chọn tôm bố mẹ, nghiên cứu chế độ dinh dưỡng, xác lập môi trường sinh sống lý tưởng… Điểm này ChatGPT có lý, nhưng đừng tin ngay công cụ này, bởi còn nhiều câu hỏi nó không đủ thông tin, nhưng giấu “dốt” và trả lời gây nhiễu hiểu biết!

Những ngày đầu tháng 4, khi cái nóng đang lan tỏa mạnh ở đồng bằng, các vùng nuôi tôm ở các tỉnh phía nam tất bật cho vụ nuôi tôm mới, vụ chính của năm. Đó là thông lệ hàng chục năm qua.