Ngành tôm toàn cầu lạc quan vào năm 2021

(vasep.com.vn) Các chuyên gia trong ngành kỳ vọng ngành tôm toàn cầu sẽ tăng trở lại vào năm 2021 sau khi đại dịch COVID-19 gây ra sự sụt giảm nhập khẩu toàn cầu đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng tài chính.

Theo dữ liệu thương mại do Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), nhập khẩu tôm toàn cầu giảm 3% xuống còn 3,042 triệu tấn vào năm 2020, mức giảm đầu tiên kể từ năm 2009.

Tuy nhiên, mức giảm tương đối nhỏ khiến ngành tôm lạc quan về sự phục hồi mạnh mẽ khi các chương trình tiêm phòng được triển khai. Jim Gulkin, người sáng lập Tập đoàn Siam Canadian có trụ sở tại Bangkok, Thái Lan, một nhà cung cấp thủy sản đông lạnh có văn phòng trên khắp châu Á, cho biết đây sẽ là một năm kỷ lục về tiêu thụ thủy sản.

Mặc dù có sự sụt giảm tổng thể bởi Trung Quốc, Đông Á và Tây Ban Nha, nhưng được bù đắp bởi nhập khẩu mạnh ở Bắc Âu và Mỹ nhờ doanh số bán lẻ bùng nổ.

Các số liệu thương mại bao gồm cả tôm nước ấm và tôm nước lạnh, ở dạng sống, nấu chín, chế biến và bảo quản, và được giao dịch theo các mã HS 030617, 030616, 160521 và 160529.

Ngành tôm toàn cầu lạc quan vào năm 2021

Dữ liệu của ITC cho thấy nhập khẩu của Mỹ tăng 7% vào năm 2020 lên 747.000 tấn. Trong số 10 nhà nhập khẩu hàng đầu khác, tại Pháp, Đan Mạch và Hà Lan, nhập khẩu tăng 6%, 14% và 14%, đạt lần lượt 111.000 tấn, 97.000 tấn và 78.000 tấn. Ý, quốc gia hứng chịu làn sóng COVID nặng nề đầu tiên, đã tăng nhập khẩu 1% lên 72.000 tấn.

Chỉ có Tây Ban Nha, nhà nhập khẩu lớn nhất châu Âu, giảm nhập khẩu 5% xuống 153.000 tấn. Tại Anh, nhập khẩu giảm 1% xuống còn 76.000 tấn.

Ngoài ra, ở những nơi khác ở châu Âu, nhập khẩu của Đức tăng 13% lên 67.000 tấn; Nhập khẩu của Bỉ tăng 2% lên 44.200 tấn và nhập khẩu của Bồ Đào Nha giảm 9% xuống 23.500 tấn.

Ông Gulkin cho biết, nhập khẩu tăng lên ở các quốc gia thực hiện cấm vận nghiêm ngặt là minh chứng cho sự gia tăng trong việc chế biến hải sản tại nhà, bao gồm cả tôm.

Ngành tôm toàn cầu lạc quan vào năm 2021

Tuy nhiên, điều đó đã không xảy ra ở Trung Quốc. Việc phát hiện vi rút corona trên thủy sản nhập khẩu đã dẫn đến việc giảm tiêu thụ. Trung Quốc, nhà nhập khẩu lớn thứ hai thế giới, đã nhập khẩu trực tiếp 610.000 tấn tôm đông lạnh vào năm 2020, ít hơn 14% so với năm 2019.

Thêm 80.000-100.000 tấn tôm được Trung Quốc nhập khẩu qua Việt Nam trong năm 2019, giao dịch phần lớn đã ngừng hoạt động.

Nhật Bản, nhà nhập khẩu lớn thứ ba thế giới, cũng báo cáo nhập khẩu giảm 5% xuống 210.000 tấn, trong khi nhập khẩu của Hàn Quốc giảm 1% xuống 76.000 tấn.

Ngành tôm toàn cầu lạc quan vào năm 2021

Ngoài 10 nhà nhập khẩu hàng đầu và châu Âu, nhập khẩu của Nga đã tăng 21% trong năm ngoái lên 57.000 tấn. Nhập khẩu của Canada giảm 2% xuống còn 54.000 tấn. Nhập khẩu của Chile, nhà nhập khẩu lớn nhất của Nam Mỹ, giảm 6% xuống 36.600 tấn. Nhập khẩu của Úc giảm 2% xuống 28.000 tấn.

Van der Pijl chỉ ra rằng mùa hè năm trước, giao dịch sôi động ở châu Âu khi các lệnh cấm được dỡ bỏ và người châu Âu đổ xô đến các nhà hàng và nghỉ lễ ở nước ngoài là một lý do khác cho việc nhập khẩu từ châu Âu trở lại. "Các nhà nhập khẩu châu Âu nói rằng mùa hè năm ngoái thực sự tốt, tốt hơn nhiều so với dự đoán. Ngoài ra, đối với dịch vụ ăn uống, tất cả mọi người đều bán hàng tồn mà họ có từ đợt phong tỏa đầu tiên. Nên mùa hè đó thực sự đặc biệt."

Tuy nhiên, ông cho rằng hiện nay hàng tồn kho có thể cao hơn. "Các nhà nhập khẩu đã đặt hàng khá nhiều trong mùa hè để đưa vào kho dự trữ trở lại, và tôi đoán rằng hàng tồn kho đã không được bán, bởi vì đợt phong tỏa thứ hai và thứ ba khá nghiêm ngặt. Tôi biết, một vài khách hàng trong phân khúc dịch vụ ăn uống thực sự tin rằng còn rất nhiều hàng ở đây."

Tuy nhiên, Gulkin cho rằng năm 2021 có thể giải phóng chi tiêu mạnh mẽ trong lĩnh vực dịch vụ thực phẩm ở Mỹ, nhà nhập khẩu lớn nhất thế giới, vì việc triển khai vắc-xin giúp cuộc sống ở đó trở lại bình thường. Điều này có thể giúp bù lại cho tình trạng tồn kho của châu Âu có thể cao hơn và việc nhập khẩu của Trung Quốc tiếp tục thấp.

"Với tình hình đó, chúng ta sẽ thấy, sau khi kìm nén quá lâu, mọi người quay trở lại các nhà hàng. Hoạt động thể thao, âm nhạc, du lịch và lễ hội sẽ tiếp tục, nên các hãng hàng không, khách sạn, công viên giải trí , sòng bạc, v.v. cũng sẽ bắt đầu phục hồi. Doanh số bán hàng dịch vụ ăn uống ở Mỹ sẽ phục hồi rất mạnh trong năm nay.

Jeff Sedacca, Giám đốc điều hành của Sunnyvale Seafood Company, một nhà nhập khẩu thủy sản có trụ sở tại California, nói rằng thương mại có thể phục hồi nhanh chóng. "Tôi tin rằng chúng ta sẽ chứng kiến ​​sự gia tăng đáng kể cả cung và cầu khi tình hình đại dịch giảm bớt. Chúng tôi đã nhận thấy những dấu hiệu về sự hồi phục mạnh mẽ của phân khúc dịch vụ ăn uống. Ngành bán lẻ của Mỹ cũng có thể thu hút được những khách hàng thủy sản mới”.

Ngành tôm toàn cầu lạc quan vào năm 2021

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin liên quan
Tin cùng chuyên mục