Sò điệp Peru được hưởng lợi khi Mỹ áp thuế với thủy sản Trung Quốc

(vasep.com.vn) Mỹ đã chuyển hướng sang các nguồn cung khác thay thế Trung Quốc do thuế quan áp đặt đối với sản phẩm thủy sản từ quốc gia này có thể tăng lên 30% kể từ tháng 10/2019.

Kể từ năm 2018, gần 6.000 sản phẩm NK từ Trung Quốc vào Mỹ, trong đó có sò điệp phải đối mặt với mức thuế NK 25%, tạo cơ hội cho sò điệp Peru. Hiện nay, hoạt động XK sò điệp Peru sang thị trường Bắc Mỹ đang tăng lên với nhiều hợp đồng dài hạn.

Hoạt động sản xuất sò điệp Peru phục hồi

Trong năm 2019, sản xuất sò điệp Peru đã phục hồi sau một vài năm sò điệp chết hàng loạt do biến đổi khí hậu.

Sản lượng sò điệp Peru liên tục giảm so với cùng kỳ trong giai đoạn 2015-2017 do một số nguyên nhân: Điều kiện hải dương học, nhiệt độ nước, chế độ dòng chảy và mưa trong những tháng đầu năm.

Hoạt động sản xuất sò điệp Peru đã phục hồi kể từ tháng 4/2017. Sò điệp cần được nuôi trong khoảng thời gian từ 1,5 – 2 năm để đạt kích cỡ thu hoạch. Kể từ tháng 6/2018, sò điệp được thu hoạch ở mức thông thường. Sản lượng sò điệp dự kiến thu hoạch trong năm 2019 đạt 6.500 – 7.000 tấn cho XK.

Nhu cầu và giá cả

Nhu cầu tiêu thụ sò điệp của Mỹ đang tăng lên trong khi đó nhu cầu tiêu thụ ở châu Âu ở mức chậm.

“Nhu cầu tiêu thụ của Pháp ở mức thấp trong khi đó nhu cầu tiêu thụ ở Mỹ là rất lớn”, một thương nhân Peru cho biết. Hiện tại, thương nhân này chỉ “tập trung XK sản phẩm sang Mỹ”, với giá 6 USD/pao cho sản phẩm có kích thước từ 30-40 con/pao

Doanh số XK sò điệp đến châu Âu khá thấp, do giá sản phẩm ở mức rất thấp chỉ từ 8-9 USD/kg. Nhu cầu tiêu thụ ở thị trường Mỹ đang tăng với các sản phẩm sò điệp bỏ trứng có kích cỡ lớn hơn, từ 40-50 con/pao đến 20-30 con/pao. Do đó, các nhà sản xuất đang tìm cách XK sản phẩm sang Mỹ thay vì EU.

Do sản xuất trong những năm gần đây không thuận lợi, khiến giá sản phẩm sò điệp đạt mức cao kỷ lục. Do đó, nhiều nhà chế biến châu Âu đã ngưng NK sản phẩm này. Nhiều công ty phân phối sò điệp ở châu Âu, đặc biệt là ở Pháp, nơi sản phẩm sò điệp rất phổ biến, đã thay thế sò điệp bằng các loại thủy sản khác dẫn đến giá sò điệp trở lại mức thông thường so với mức cao kỷ lục trong năm 2017 và một vài tháng trong năm 2018.

Hiện tại, thị trường châu Âu đang có dấu hiệu tăng mạnh nhu cầu về sản phẩm sò điệp trứng sau khi sụt giảm trong giai đoạn 2017 – 2018.

Giá sò điệp ở thị trường Pháp đã giảm khoảng 19% khi các nhà sản xuất đang chờ kết quả từ dữ liệu bán hàng của nhà bán lẻ cho Chiến dịch tháng 12/2019.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục