(vasep.com.vn) EU là thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ 3 của Việt Nam, sau Mỹ và Nhật Bản, chiếm 14,6% tổng giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam đi các thị trường. Các nguồn cung tôm tại châu Á cho thị trường EU gồm Ấn Độ, Việt Nam, Bangladesh, Indonesia… trong đó, Ecuador đang nổi lên là một đối thủ cạnh tranh mạnh với các nguồn cung tôm từ châu Á, trong đó có Việt Nam…

Tỉnh Kiên Giang đẩy mạnh nuôi tôm nước lợ trong những tháng cuối năm 2021 vượt kế hoạch đề ra để bù đắp thiếu hụt sản lượng của một số lĩnh vực khác thuộc ngành nông nghiệp trong tình hình dịch dịch COVID-19 phức tạp.

Giá tôm nguyên liệu ở Cà Mau bị sụt giảm, đầu ra con tôm không ổn định so với thời điểm chưa áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Điều này khiến cho người nuôi tôm ở Cà Mau phải đối mặt với khó khăn kép.

(vasep.com.vn) Trong điều kiện dịch bệnh covid-19 còn diễn biến phức tạp khó lường trong điều kiện chưa thể tiêm vaccine đủ để miễn dịch công đồng trong những tháng cuối năm 2021. Tuy nhiên, Công ty TNHH Tập đoàn Thủy hải sản Minh Phú (MINH PHU SEAFOOD CORP) đã đặt ra mục tiêu duy trì sản xuất từ nay đến hết năm 2021 đạt trên 70%, đặc biệt áp dụng các biện pháp an toàn phòng chống dịch để sản xuất và sản xuất phải an toàn bằng cách Minh Phú áp dụng phương án “7X” đó là “7 XANH”.

Theo ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thủy sản Minh Phú, hiện nhu cầu mua tôm của khách hàng nước ngoài rất lớn, giá tôm tăng cao mà doanh nghiệp không thể sản xuất hết công suất do vướng nhiều quy định.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến lưu ý, đối với các cơ sở chế biến có trường hợp mắc Covid-19, cần thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh để sớm hoạt động trở lại.

(vasep.com.vn) Giá tại đầm tôm chân trắng nguyên liệu của Ecuador tiếp tục tăng với tất cả các cỡ sau khi chỉ tăng nhẹ trong tuần trước đó.

(vasep.com.vn) Giá tại đầm tôm chân trắng nguyên liệu của Thái Lan phục hồi trong tuần 35 (30/8-5/9/2021) và tăng nhẹ 2% với tất cả các cỡ.

(vasep.com.vn) Giá tại đầm tôm chân trắng nguyên liệu tại Indonesia giảm trở lại trong tuần 34 (23-29/8/2021), giảm xuống mức thấp từ tháng 3/2020.

(vasep.com.vn) Giá tại đầm tôm chân trắng nguyên liệu tại bang Andhra Pradesh của Ấn Độ tăng trở lại với tất cả các cỡ trong tuần 34 (23-29/8/2021).

(vasep.com.vn) Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, từ tháng 7/2021 đến nay tình hình sản xuất, chế biến, xuất khẩu tôm và tiêu thụ trong nước gặp nhiều khó khăn, các nhà máy chế biến tôm phải giảm hoạt động, thu mua tôm bị đình trệ...Nếu dịch bệnh Covid-19 chậm được khống chế, giãn cách xã hội kéo dài sẽ tác động nặng nề tới toàn chuỗi sản xuất và cung ứng tôm.

Đó là một trong những đánh giá của đồng chí Lâm Văn Mẫn - Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng trong chuyến đi khảo sát tình hình khó khăn, vướng mắc trong nuôi trồng, thu hoạch, tiêu thụ thủy sản tại huyện Trần Đề, vào sáng ngày 31-8. Cùng đi còn có các đồng chí ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ban ngành liên quan.

Nhằm nhanh chóng tìm ra giải pháp giúp ổn định sản xuất, nắm bắt các cơ hội thị trường, đặc biệt khắc phục hậu quả do Covid-19 gây ra, sáng 1-9, Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Trung tâm ICAFIS (Hội nghề cá Việt Nam - VINAFIS), Dự án “Tăng cường bình đẳng giới và đầu tư kinh doanh nông nghiệp có trách nhiệm ở Đông Nam Á – Graisea 2, tổ chức Diễn đàn “Tôm Việt 2021 online - Giải pháp tháo gỡ khó khăn ngành tôm trong tình hình dịch bệnh Covid-19”

Cùng với cây lúa, con tôm là một trong những vật nuôi chủ lực của tỉnh Bạc Liêu. Thế nhưng lâu nay, giá tôm nguyên liệu luôn bị thả nổi và người nuôi tôm hoàn toàn ở thế bất lợi khi giá tôm có sự biến động. Nhiều bà con nuôi tôm kiến nghị, tỉnh cần có giải pháp bình ổn giá tôm như nhiều mặt hàng nông sản khác.

Doanh nghiệp nhận định từ tháng 10-12 là thời điểm có nhu cầu tôm cao trên thị trường, khi hết giãn cách xã hội thì sẽ thiếu hụt nguyên liệu nghiêm trọng.