(vasep.com.vn) Tính tới 15/7/2021, XK tôm Việt Nam đạt 1,9 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là kết quả cho những nỗ lực lớn của DN trong nửa đầu năm nay. Hiện tại, các DN vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid gây ra ngay từ khâu sản xuất nguyên liệu.

Nhờ tuyệt chiêu nuôi tôm trong bể xi măng ứng dụng công nghệ cao mà năm nào anh Cường “tôm” ở xã Hải Đông, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định cũng thu lãi tiền tỷ. Anh Cường cũng là nông dân đầu tiên ở địa phương tậu được xe sang nhờ nuôi tôm.

Trong điều kiện nắng nóng gay gắt, dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhưng sản lượng tôm nước lợ trong sáu tháng đầu năm nay vẫn đạt trên 2.500 tấn, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước.

(vasep.com.vn) Giá tại đầm tôm chân trắng nguyên liệu cỡ lớn của Indonesia giảm trở lại trong tuần 31 (từ 2-8/8/2021).

Năm 2021, nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế từ những vùng đất nhiễm mặn, đất trồng lúa kém hiệu quả của các địa phương, từ nguồn kính phí khuyến nông Trung ương, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quảng Bình tiếp tục triển khai nhân rộng mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực trên đất lúa chuyển đổi gắn với tiêu thụ sản phẩm tại các xã Hồng Thủy (Lệ Thủy), Gia Ninh, Hàm Ninh, Vĩnh Ninh (Quảng Ninh), Đức Ninh (Đồng Hới) với tổng quy mô 4,7 ha.

(vasep.com.vn) Giá tại đầm tôm chân trắng nguyên liệu tại bang Andhra Pradesh, Ấn Độ tăng trở lại đối với tất cả các cỡ trong tuần 32 (9-15/7/2021) tuy nhiên giá tại các bang Gujarat và Tây Bengal vẫn đi ngang.

(vasep.com.vn) Giá tại đầm tôm chân trắng nguyên liệu (tất cả các cỡ) của Thái Lan trong tuần 31 vẫn duy trì ở mức thấp nhất kể từ năm 2018.

(vasep.com.vn) Nửa đầu năm nay, xuất khẩu tôm sang thị trường Australia đạt 88,7 triệu USD, tăng 81% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là thị trường ghi nhận mức tăng trưởng tốt nhất trong số các thị trường nhập khẩu tôm chính của Việt Nam.

Tôm càng xanh là đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao, được người tiêu dùng ưa chuộng. Nắm bắt được điều đó, từ năm 2018, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Quảng Bình đã đưa giống tôm càng xanh vào nuôi thử nghiệm tại huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy.

Nhân rộng diện tích nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao; xây dựng mô hình nuôi tôm sạch gắn phát triển thương hiệu tôm rừng, tôm lúa...

(vasep.com.vn) Giá tại đầm tôm chân trắng nguyên con tại Thái Lan giảm trở lại với tất cả các cỡ trong tuần 30 (từ 26/7 đến 1/8) sau khi đạt các mức thấp nhất kể từ năm 2018 trong tuần trước đó.

Năm 2007, anh Trần Viết Quang, hội viên nông dân Chi hội Nam Sơn, xã Trung Giang, Gio Linh (tỉnh Quảng Trị) đã mạnh dạn vay 1 tỉ đồng qua Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT để đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng với 2 ao tôm, diện tích mặt nước 8.000 m2, mỗi năm nuôi 2 vụ, số lượng tôm giống thả khoảng 50 vạn con/vụ, sản lượng đạt 6 - 7 tấn/vụ.

ĐBSCL là vùng sản xuất và xuất khẩu tôm chủ lực của cả nước. Dù đang gặp những khó khăn bởi dịch Covid-19, song các doanh nghiệp chế biến tôm vẫn nỗ lực hoạt động để đảm bảo các đơn hàng xuất khẩu; đồng thời, giải quyết việc làm và ổn định nguồn tiêu thụ tôm nguyên liệu. 

Phát huy thế mạnh trong nuôi trồng thủy sản, từ năm 2016, Ban Thường vụ Huyện ủy Đông Hải (khóa XII) đã ban hành Chỉ thị 06 về quy hoạch, đầu tư để các xã phía Đông phát triển thành vùng sản xuất tập trung về nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh (TC-BTC) và các xã phía Tây là vùng nuôi tôm quảng canh cải tiến - kết hợp (QCCT-KH) theo hướng bền vững, chất lượng cao. Qua hơn 5 năm thực hiện Chỉ thị 06 đã mang lại nhiều kết quả và bài học kinh nghiệm cho Đông Hải trong chỉ đạo phát triển sản xuất.

Tình hình sản xuất, cung ứng nông sản trong thời gian giãn cách xã hội đến ngày 31/7, theo báo cáo nhanh từ Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau vẫn ổn định. Các vật tư thiết yếu phục vụ nuôi trồng thuỷ sản cung ứng đầy đủ, chưa tăng giá. Tuy nhiên, theo dự báo, riêng thức ăn cho tôm thẻ chân trắng có khả năng không đủ cung cấp.