Ông Huỳnh Văn Tấn - Tổng Giám đốc CAMIMEX GROUP cho biết, tháng 6 vừa qua, sản lượng xuất khẩu của công ty tăng gần gấp đôi, dự kiến tháng 7 sẽ tiếp tục tăng. Hiện việc vận chuyển nguyên liệu gặp khó khăn, cũng như việc vận chuyển hàng hóa lên TP Hồ Chí Minh để xuất khẩu đều bị chậm lại do tình hình dịch bệnh. Nếu vậy, hàng hóa sẽ bị rớt tàu và phải tạo tàu khác, làm ảnh hưởng vấn đề lưu thông tiền tệ của công ty.

Đó là lời ông Huỳnh Văn Tấn, Tổng giám đốc Công ty CP Camimex Group muốn nhắn gửi đến bà con nuôi tôm trong tỉnh, tại buổi gặp gỡ với lãnh đạo tỉnh sáng nay 12/7.

Ghi nhận tại Công ty Cổ phần Chế biến thủy sản Tài Kim Anh, 100% công nhân, lao động phải qua 2 chốt kiểm dịch ngay tại cổng ra vào và trước mỗi phân xưởng trước khi bắt tay vào sản xuất.

Thời tiết năng nóng rất dễ làm các yếu tố môi trường trong ao nuôi thay đổi đột ngột làm tôm nuôi bị sốc, phát sinh dịch bệnh hoặc chết yểu.

Công ty TNHH MTV Việt Úc - Cà Mau - đơn vị chuyên sản xuất sản phẩm giống tôm thẻ chân trắng và giống tôm sú chất lượng cao vừa vinh dự nhận được chứng nhận quốc tế BAP.

(vasep.com.vn) Chính phủ Ấn Độ đã lên kế hoạch thiết lập lại giá tại đầm tôm chân trắng vì sản lượng tôm cỡ nhỏ tăng cùng với những khó khăn khi XK sang Trung Quốc (thị trường NK lớn nhất loại tôm này).

(vasep.com.vn) Bảy nước sản xuất tôm lớn nhất thế giới (Argentina, Trung Quốc, Ecuador, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam) đã tăng khối lượng XK 6% trong quý I/2021.

Dịch Covid-19 trong nước đã và đang diễn biến phức tạp, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long, làm biến động giá các mặt hàng thuỷ sản như tôm, cua... Một số chợ đầu mối đóng cửa, lượng hàng hoá tiêu thụ nội địa dồn về các nhà máy gây ứ đọng, thương lái giảm mua và giảm giá, làm cho giá tôm biến động bất thường. Một số ít hộ nuôi tôm lo lắng không bán được tôm nên thu hoạch sớm, cả khi tôm chưa đến kỳ thu hoạch.

Nuôi trồng thủy sản (NTTS), nhất là nuôi tôm có đóng góp rất lớn vào sản xuất nông nghiệp của tỉnh Bạc Liêu. Do đó, việc phòng ngừa dịch bệnh trên thủy sản có ý nghĩa quan trọng, giảm thiểu thiệt hại cho người nuôi, bảo đảm nguồn nguyên liệu chất lượng phục vụ chế biến, xuất khẩu.

Theo nhận định của ngành chuyên môn và hộ nuôi tôm, thời tiết trong những tháng đầu năm 2021 mặc dù có ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn nhưng nhìn chung vẫn khá thuận lợi đối với mùa vụ thả nuôi tôm so cùng kỳ năm trước. Tính đến thời điểm hiện tại, diện tích thả nuôi tôm toàn tỉnh hơn 28.000ha, trong đó tỷ lệ tôm thiệt hại chiếm 3,2% diện tích thả nuôi. Với diện tích thả nuôi đạt và vượt kế hoạch đề ra, cùng với đó là sản lượng đạt tốt, thiệt hại chiếm tỷ lệ thấp cho thấy vụ tôm trong 6 tháng đầu năm thành công lớn, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho cơ sở, doanh nghiệp và hộ dân nuôi tôm nước lợ.

Công ty TNHH Chuỗi tôm rừng Minh Phú được Tổ chức kỷ lục Việt Nam xác nhận kỷ lục là đơn vị sở hữu vùng nuôi tôm sinh thái hữu cơ lớn nhất Việt Nam. Sáng 07/7, công ty tiếp tục ký kết kế hoạch phối hợp phát triển kinh tế hợp tác Dự án nuôi tôm chứng nhận Quốc tế với các tổ hợp tác, hợp tác xã nuôi tôm sinh thái trên địa bàn xã Viên An, huyện Ngọc Hiển.

(vasep.com.vn) Các thị trường ngách ở châu Á được cho là khó “thâm nhập” vì có tính chuyên môn hóa cao và phục vụ cho một phân khúc thị trường cụ thể với những nhu cầu cụ thể. Tuy nhiên, khi bạn thâm nhập được vào các thị trường này, sẽ có rất nhiều cơ hội cho sản phẩm tôm của bạn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá 3 thị trường ngách ở châu Á có tiềm năng ngày càng tăng đối với tôm nhập khẩu: Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc.

Tính đến nay, toàn huyện Đông Hải (tỉnh Bạc Liêu) có 28 công ty, 4 doanh nghiệp, 2 hợp tác xã (HTX) và hơn 170 cơ sở sản xuất tôm giống.

(vasep.com.vn) Tháng 5/2021, Mỹ đã nhập khẩu 80.630 tấn tôm, trị giá 681,9 triệu USD, chỉ đứng sau mức nhập khẩu kỷ lục 82.411 tấn trị giá 701,5 triệu USD vào tháng 8/2020. Sự hồi sinh của Ấn Độ, nguồn tôm hàng đầu của Mỹ, đã thúc đẩy tổng nhập khẩu tăng mạnh.

Chuỗi Hội nghị Bàn tròn Nuôi trồng thủy sản (The Aquaculture Roundtable Series - TARS) được khởi xướng lần đầu tiên vào năm 2011, là một nỗ lực định hướng của các bên liên quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc chia sẻ và trao đổi thông tin, kinh nghiệm vì một mục tiêu chung, phục vụ cho sự phát triển của ngành Nuôi trồng thủy sản trong các giai đoạn tăng trưởng tiếp theo.