Xuất nhập khẩu

(vasep.com.vn) Sau khi giảm mạnh trong quý I/2020 (27%) do ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 tại Vũ Hán, XK tôm Việt Nam sang Trung Quốc đã phục hồi trong quý II/2020 (+13,5%). Quý II/2020, XK tôm sang Trung Quốc đạt hơn 157 triệu USD, tăng 13,5% so với quý II/2019.

(vasep.com.vn) Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, 6 tháng đầu năm nay, XK tôm Việt Nam sang Mỹ đạt 323,3 triệu USD, tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù dịch Covid-19, XK tôm Việt Nam sang Mỹ tăng trưởng khá ổn định trong 6 tháng đầu năm nay.

Thời điểm này Cà Mau là tỉnh có diện tích nuôi và sản lượng tôm nuôi lớn nhất nước. Bạc Liêu là nơi tập trung các doanh nghiệp (DN) làm tôm giống nhiều nhất. Sóc Trăng là nơi có diện tích nuôi tôm thâm canh nhiều nhất và nhất là có nhiều DN chế biến tôm lớn, trình độ chế biến cao của cả nước lẫn thế giới.

Sau khi phân tích chuỗi giá trị con tôm với đầu vào từ mắt xích nuôi tôm, và thông qua những mắt xích này, ta có thể xem xét trong thực tế để tìm ra điểm mạnh, yếu của ngành.

(vasep.com.vn) Tháng 6/2020, XK tôm Việt Nam đạt 349,9 triệu USD, tăng 19,2% so với tháng 6/2019. Đây là mức tăng trưởng tốt nhất kể từ tháng 3/2020. Lũy kế 6 tháng đầu năm nay, XK tôm đạt 1,5 tỷ USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn tiếp diễn ở các thị trường chính.

Việc phân tích chuỗi giá trị mang lại lợi ích to lớn cho các DN trên phương diện để cải tiến chuỗi giá trị hay tìm kiếm cơ hội thâm nhập chuỗi giá trị.

Từ chục năm trước, tôm thẻ chân trắng được phép nuôi ở các tỉnh đồng bằng Cửu Long. Với ưu thế mau lớn, năng suất cao, nuôi ngắn ngày hơn tôm sú và được quảng bá là chống chịu tốt hơn sự biến động của môi trường, tôm thẻ chân trắng đã được người nuôi đón nhận và diện tích nuôi đã tăng lên liên tục, đến nay chạm ngưỡng 100 ngàn hecta. Tuy nhiên, thời gian qua, người nuôi tôm bị thua thiệt nặng nề. Nguyên do tôm bị dịch bệnh tấn công và giá tôm trồi sụt thất thường. Việc tìm nguyên nhân và giải pháp khắc phục tình hình trên trở thành nhu cầu bức xúc, tiếp sức người nuôi trong lúc khó khăn này và góp phần đưa ngành tôm phát triển ổn định và bền vững hơn.

(vasep.com.vn) Tháng 5/2020, XK tôm Việt Nam đạt 330,2 triệu USD, tăng 0,6% so với tháng 5/2019. Lũy kế 5 tháng đầu năm nay, XK tôm đạt 1,2 tỷ USD, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy chưa tăng nhiều nhưng kết quả XK tôm 5 tháng đầu năm nay đáng khích lệ trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn tiếp diễn ở các thị trường chính. Đáng chú ý, XK tôm sang Mỹ và Trung Quốc ghi nhận mức tăng trưởng tích cực và dự kiến XK tôm Việt Nam sang các thị trường này vẫn tăng trưởng tốt trong những tháng tiếp theo.

Ngày nay, người tiêu dùng đang ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm cũng như sự minh bạch trong chuỗi cung ứng sản phẩm. Tôm là nguồn thực phẩm chất lượng cao, giá tốt nên càng phải thoả mãn các kỳ vọng, đòi hỏi người mua. An toàn là tiêu chí hàng đầu. Chỉ tôm sạch mới an toàn. Cho nên, ngành tôm Việt Nam phát triển ra sao phụ thuộc vào sự điều hành, kiểm soát... để tạo ra tôm sạch.

(vasep.com.vn) Canada đứng thứ 6 về NK tôm Việt Nam, chiếm 5,7% tổng XK tôm Việt Nam đi các thị trường. XK tôm Việt Nam sang Canada trong 4 tháng đầu năm nay vẫn ghi nhận mức tăng trưởng hai con số mặc dù trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.

Tôm sạch hiểu là không chứa tạp chất; không mầm vi sinh có hại sức khỏe người tiêu dùng; không bị ngâm nước quá lâu, độ ẩm tăng cao; không tồn lưu các chất cấm sử dụng hoặc không quá ngưỡng những chất cho sử dụng hạn chế…

(vasep.com.vn) Theo Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC), 4 tháng đầu năm nay, NK tôm vào Nhật Bản đạt 638 triệu USD, giảm 0,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhật Bản cũng là một trong những quốc gia Châu Á bị ảnh hưởng sớm nhất bởi dịch bệnh Covid-19 nên nhu cầu NK tôm của thị trường này cũng phần nào chịu tác động từ dịch bệnh này. Trong top 5 nguồn cung tôm chính cho Nhật Bản, NK tôm vào Nhật Bản từ Ấn Độ tăng mạnh nhất, NK từ Việt Nam, Trung Quốc tăng nhẹ trong khi NK từ Thái Lan, Indonesia giảm.

Ngày 8/10/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 30/2019/QĐ-TTg ban hành Quy chế xây dựng, quản lý, thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam và Quyết định số 1320/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam từ năm 2020 đến năm 2030. Đồng thời, năm 2020, Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức kỳ xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần thứ 7 và Lễ Công bố các Doanh nghiệp có sản phẩm đạt THQG (dự kiến vào quý IV năm 2020). Bài viết này là một số suy nghĩ về thương hiệu ngành tôm ta, một sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu hàng năm gần 4 tỷ USD, nên cần quan tâm xây dựng thương hiệu để nâng tầm, nâng giá trị tôm Việt trên thương trường quốc tế. Bài viết có sử dụng một số tư liệu trên internet.

Ngày 8/10/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 30/2019/QĐ-TTg ban hành Quy chế xây dựng, quản lý, thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam và Quyết định số 1320/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam từ năm 2020 đến năm 2030. Đồng thời, năm 2020, Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức kỳ xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần thứ 7 và Lễ Công bố các Doanh nghiệp có sản phẩm đạt THQG (dự kiến vào quý IV năm 2020).

(vasep.com.vn) XK tôm Việt Nam tháng 4/2020 tiếp tục tăng 5,8% đạt 244,2 triệu USD. Lũy kế 4 tháng đầu năm nay, XK tôm đạt 872,8 triệu USD, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2019. Việc cơ bản đẩy lùi được dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam góp phần giúp các DN tôm Việt Nam có khả năng cạnh cao hơn so với các nguồn cung đối thủ khác như Ấn Độ, Ecuador – những nước cho tới nay vẫn còn phải đang gồng mình chống chọi với Covid-19 mà chưa thể quay lại với hoạt động sản xuất bình thường.


  • bc_tom
  • Báo cáo ngành tôm