Thị trường tôm sú nuôi đông lạnh ở châu Âu

(vasep.com.vn) Tôm sú là một trong những loài tôm nuôi phổ biến nhất trên thế giới. Năm 2013, toàn thế giới sản xuất được trên 650.000 tấn tôm sú (hầu như tất cả đều được sản xuất ở châu Á). Hầu hết loài tôm nuôi này đều được XK sang EU. Thị trường châu Âu đang phải chịu áp lực do sự cạnh tranh mạnh từ các loài tôm khác. Tuy nhiên, tôm sú vẫn là sản phẩm quan trọng trong phân khúc dịch vụ thực phẩm ở Bắc, Tây và Nam Âu.

1. Màu sắc và chế biến

Màu sắc

Tôm sống: Sọc đen xám pha xanh lá cây trên thân. Sọc đen trên thịt tôm; Tôm hấp: Vỏ màu đỏ sáng và thịt trắng

Chế biến

Quy cách chế biến tùy theo từng nước: Nguyên con (HOSO), Để vỏ (SO); Lột vỏ để đuôi (PTO), Lột vỏ chưa rút chỉ đen (PUD), Lột vỏ và rút chỉ đen (P&D), Để đuôi (Tail-on)

Ở Bắc Âu, tôm PUD rất phổ biến. Ở Nam Âu, tôm nguyên liệu HOSO (chủ yếu tôm chân trắng) được ưa chuộng hơn vì sử dụng nhiều cho ngành chế biến.

Cân đo

Ở châu Âu, tôm sú được tính bằng con/kg. Đối với châu Âu, tôm cỡ 30-40 con/kg được ưa chuộng ở các thị trường chính. Tuy nhiên, một số thị trường ngách nhất định thích cỡ to hơn 20-30 con/kg.

Mạ băng

Mạ băng tôm sú thường trong khoảng 0-20% và phụ thuộc vào nhu cầu của nhà NK.

Đóng gói

Yêu cầu về bao gói tùy thuộc vào phân khúc thị trường và người tiêu dùng. Do vậy, quan trọng bạn cần thảo luận về yêu cầu đóng gói phù hợp với người tiêu dùng hoặc nhà NK. Một số đặc điểm cơ bản:

- Tôm sú chủ yếu được NK bằng thùng carton với một khối lượng tôm nhất định trong đó. Số lượng tôm/thùng phụ thuộc vào kích cỡ hoặc trọng lượng. Ví dụ, 20/30, 30/40 hoặc 40/50 con/kg.

- Đối với giao dịch giữa doanh nghiệp, tôm sú đông lạnh thường được NK theo lô, với số lượng 5-25 kg/thùng IQF (cấp đông nhanh từng cá thể). Một hình thức khác cũng thường được áp dụng đó là thùng đông lạnh từ 1-5 kg.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Dán nhãn

Thủy sản bán tại EU phải tuân thủ các yêu cầu ghi nhãn cụ thể. Bên cạnh đó, theo các các quy định mới có hiệu lực trong tháng 12/2014 (Chỉ thị số 1379/2013), nhãn hàng phải cung cấp thông tin chính xác về việc sản xuất/quy cách sản phẩm. Ví dụ: nuôi/nguyên con(HOSO), còn vỏ (SO), lột vỏ để đuôi (PTO), lột vỏ chưa bóc chỉ đen (PUD) hoặc bóc vỏ và bóc chỉ đen (P & D); còn đuôi xẻ bướm. Yêu cầu này áp dụng cho tất cả thủy sản chưa qua chế biến, cũng như một số mặt hàng thủy sản chế biến, bất kể nó được đóng gói sẵn hay không. Thông tin phải được cung cấp trên nhãn hoặc bao gói của sản phẩm thủy sản, hoặc bằng các tài liệu thương mại đi kèm với hàng hoá.

2 . XNK và tiêu thụ tôm sú trên thị trường châu Âu

Tất cả tôm sú tiêu thụ ở châu Âu được NK từ các nước bên ngoài khối. Tôm sú XK sang châu Âu được XK lại từ các nước NK châu Âu.

NK tôm đông lạnh

NK tôm đông lạnh của châu Âu (trừ tôm nước lạnh) tăng 3% trong giai đoạn 2011-2015 lên 3,7 tỷ EUR. Trong khi NK tôm sú khá ổn định, NK tôm chân trắng tăng từ 2012.

So với 2014, tổng giá trị NK năm 2015 tăng 2% trong khi khối lượng NK vẫn ổn định. Khủng hoảng nguồn cung toàn cầu do EMS khiến giá tôm tăng trên toàn thế giới năm 2014. Năm 2015, ảnh hưởng này lắng xuống do EMS đã được khống chế.

Tây Ban Nha (giá trị NK 1 tỷ EUR, chiếm 27% tổng NK) là thị trường NK lớn nhất tôm đông lạnh, tiếp đó là Pháp (676 triệu EUR, chiếm 18%). Các nước NK quan trọng khác là Italy (400 triệu EUR), Anh (353 triệu EUR), Bỉ (308 triệu EUR) và Đức (307 triệu EUR).

Các nước Tây Âu (Hà Lan, Đức và Bỉ) chủ yếu NK tôm từ các nước sản xuất cả tôm sú và tôm chân trắng. Tây Ban Nha, Pháp và Italy chủ yếu NK tôm chân trắng.

Bangladesh là một nguồn cung quan trọng; tôm sú chiếm gần 100% sản lượng tôm của Bangladesh. Hà Lan, Đức và Bỉ, NK tôm từ Bangladesh chiếm lần lượt 17%, 23% và 21% tổng NK tôm.

NK tôm sú

Cùng với Nhật Bản, châu Âu là một trong những thị trường NK quan trọng nhất đối với tôm sú. Trong khi Nhật Bản chủ yếu NK tôm sú cỡ lớn nhất, châu Âu NK cỡ nhỏ hơn. Do người tiêu dùng châu Âu bị định hướng bởi giá từ 2008, tỷ trọng tôm sú trong tổng NK tôm đang giảm.

Anh là thị trường NK tôm sú lớn nhất ở châu Âu, tiếp đó là Đức. Anh NK 149 triệu EUR tôm sú trong năm 2015 (chiếm 23% tổng NK của châu Âu); Đức với 122 triệu EUR (19%). Các thị trường NK lớn khác là Bỉ (101 triệu EUR), Pháp (86 triệu EUR), Hà Lan (83 triệu EUR) và Thụy Sỹ (24 triệu EUR).

Anh và Đức NK tôm sú chủ yếu từ Bangladesh (69 triệu EUR và 66 triệu EUR), tiếp đó là từ Việt Nam (39 triệu EUR ở Anh và 41 triệu EUR ở Đức).

Các nhà cung cấp tôm đông lạnh lớn nhất

Ecuador, Ấn Độ và Argentina là các nước cung cấp tôm đông lạnh dẫn đầu cho EU, chiếm 43% tổng NK tôm của EU năm 2015. Các nhà cung cấp hàng đầu khác là Bangladesh, Việt Nam và Tây Ban Nha.

Các nhà cung cấp tôm sú lớn nhất

Các nước cung cấp tôm sú lớn nhất là Bangladesh và Việt Nam, chiếm 75% tổng NK tôm sú của EU năm 2015. Một số nhà cung cấp tôm sú khác nữa cho châu Âu là Ấn Độ, Indonesia, Malaysia và Philippines. Myanmar dự kiến sẽ là nhà cung cấp tôm sú nuôi và khai thác tự nhiên cho EU. Dự kiến, trong năm 2017, khi một số yêu cầu hành chính cuối cùng sẽ được đáp ứng và chuyến hàng tôm sú Myanmar đầu tiên sẽ lên đường sang châu Âu.

Việt Nam đã từng là nước cung cấp tôm sú lớn nhất cho châu Âu. Tuy nhiên, trong vài năm qua, NK tôm sú từ Bangladesh tăng trưởng tốt hàng năm trong khi NK từ Việt Nam giảm. Ở Việt Nam, sản lượng tôm chân trắng tăng mạnh từ 2011, khiến tỷ trọng XK tôm sú giảm (từ 80% xuống 38% năm 2015). Ở các nước khác, tỷ trọng tôm sú XK cũng đang giảm tuy nhiên khối lượng và giá trị XK thực vẫn ổn định.

Khuyến nghị

Cách tốt nhất để tiếp cận thị trường châu Âu là tập trung vào các thị trường NK tôm sú lớn nhất như số 1 là Anh, số 2 là Đức.

Nếu bạn muốn tiếp cận thị trường châu Âu, cân nhắc việc tham gia Triển lãm thủy sản toàn cầu ở Brussels, Bỉ hoặc Conxemar ở Vigo, Tây Ban Nha. Đây là 2 triển lãm thủy sản lớn nhất ở châu Âu. Đây là cơ hội để bạn trưng bày sản phẩm và gặp các nhà NK tiềm năng ở châu Âu.

Tham khảo các website của VASEP, Cơ quan Phát triển XK Thủy sản Ấn Độ (MPEDA), Globefish của FAO, Cơ quan Quan sát thị trường thủy sản châu Âu (EUMOFA) để thêm thông tin về các nhà cung cấp.

Xuất khẩu

Tổng XK tôm đông lạnh của châu Âu giảm 2% xuống 1 tỷ EUR trong giai đoạn 20112015. Hầu hết XK sang các nước châu Âu khác. Mặt hàng XK chủ yếu là tôm sú trong nội khối, chiếm tỷ trọng khoảng 10% tổng XK.

Tây Ban Nha và Bỉ là các nhà XK tôm đông lạnh lớn nhất châu Âu (với 494 triệu EUR, chiếm 47% tổng XK của châu Âu). Các nước XK khác là Hà Lan (14%), Đức (8%), Pháp (7%) và Bồ Đào Nha (7%). Tôm NK trên thế giới vào châu Âu qua cảng Antwerp, từ đây tôm đượcc phân phối sang các thị trường châu Âu khác.

Chênh lệch về giá giữa nhập khẩu và tái xuất khẩu cao nhất đối với Tây Ban Nha. Điều này được cho là nước này có ngành công nghiệp chế biến lớn. Tây Ban Nha nhập khẩu khối lượng lớn nguyên liệu tôm chân trắng giá rẻ (chủ yếu từ Argentina và Ecuador), và sau khi hấp chín và đóng gói, một phần nhỏ trong tổng sản lượng được tái xuất khẩu.

Khuyến nghị

Để tìm các nhà NK ở châu Âu, bạn nên tìm kiếm danh sách công ty tại các hiệp hội quốc gia ví dụ danh sách các nhà NK/XK tại Dutch Fish, hoặc các nhà NK/XK của Bỉ tại Visengezond. 

Tiêu thụ

Các nước như Tây Ban Nha, Italy và Pháp nhập tôm chân trắng nguyên liệu, chủ yếu là tôm nguyên con (HOSO), cho các nhà máy chế biến tôm nội địa. Mặt khác, các nước Bắc Âu và Tây Âu NK nhiều tôm hấp chín hoặc lột vỏ.

Các nước Bắc Âu và Tây Âu chủ yếu NK tôm từ các nước châu Á, trong khi các nước Nam Âu có xu hướng chủ yếu NK từ các nước Nam Mỹ.

Khuyến nghị

Để có thông tin về xu hướng tiêu dùng các sản phẩm tôm, truy cập các website của các hãng bán lẻ lớn tại châu Âu như Albert Heijn (Hà Lan), Eroski (Tây Ban Nha), Carrefour (Pháp), Sainsbury’s (Anh), và Metro (Đức).

Nếu bạn muốn giao dịch với các nhà NK Tây Ban Nha, nhân viên của bạn phải nói được tiếng Tây Ban Nha. Nếu không, bạn sẽ khó cạnh tranh với các nhà XK Nam Mỹ và Trung Mỹ - đối tác thường xuyên của các nhà NK Tây Ban Nha.

3 . Các xu hướng trên thị trường tôm sú đông lạnh châu Âu

Giá tôm chân trắng ảnh hưởng đến nhu cầu tôm sú

Thông thường, tôm sú đắt hơn tôm chân trắng. Trong giai đoạn 2013-2014, nguồn cung tôm chân trắng thiếu hụt đã đẩy giá tôm chân trắng tương đương với giá tôm sú. Giai đoạn này ủng hộ tôm sú vì với giá tương đương, người tiêu dùng sẽ chọn tôm sú vì màu sắc tươi tắn và hương vị thơm ngon.

Kết quả, XK từ Bangladesh sang châu Âu tăng mạnh vào năm 2013 và 2014. Năm 2015, giá tôm chân trắng trở lại mức bình thường và tiêu thụ tôm sú ở sụt giảm ở châu Âu. Theo đó, NK tôm sú từ  Bangladesh cũng giảm.

Nhu cầu tôm sú khá ổn định

Mặc dù tiêu thụ ở Nam Âu có cả tôm chân trắng, nhưng cũng có thị trường ngách cho tôm sú cỡ lớn. Người tiêu dùng ở Nam Âu rất coi trọng chất lượng và nhóm người tiêu dùng thu nhập cao thích mua tôm cỡ lớn hơn, đặc biệt phân khúc không phải tiêu dùng gia đình. Mặc dù có một số áp lực về nhu cầu vì người tiêu dùng đôi khi giảm ăn ngoài trong thời kỳ suy thoái kinh tế, tuy nhiên nhu cầu từ phân khúc thị trường này vẫn tương đối ổn định.

Nhu cầu thực phẩm tiện lợi tăng

Ở châu Âu, nhu cầu về thực phẩm tiện dụng đang tăng hàng năm. Mọi người thường bận rộn và phải chịu nhiều áp lực về thời gian. Vì vậy họ thích những bữa ăn dễ chuẩn bị và dễ nấu. Bên cạnh đó, xu hướng lựa chọn thực phẩm chế biến sẵn cũng tăng nhanh.

Khuyến nghị

Thảo luận với các nhà NK của bạn về tiềm năng các sản phẩm giá trị gia tăng trên thị trường châu Âu. Ví dụ, sản phẩm dưới dạng tôm tẩm ướp hoặc xiên que.

Nhu cầu tôm sú cỡ lớn tăng

Về lâu dài, tôm sú sẽ ngày càng trở thành một sản phẩm của thị trường ngách. Trong trường hợp, sản lượng tôm chân trắng phục hồi hoàn toàn và giá giảm, sẽ khó cho tôm sú cạnh tranh với tôm chân trắng có cùng kích cỡ. Phần lớn nhu cầu tôm sú cỡ lớn sẽ tiếp tục tăng từ phân khúc bên ngoài gia đình (nhà hàng, quán ăn) trên toàn châu Âu trong khi doanh số bán lẻ tôm sú cỡ lớn sẽ tăng đặc biệt ở Nam Âu.

Khuyến nghị

Lên kế hoạch với nhà NK của bạn để tìm các thị trường ngách để bán sản phẩm tôm sú của bạn ở châu Âu.

Tôm sú sinh thái

Mặc dù nhỏ, nhưng nhu cầu thủy sản sinh thái đang tăng ở châu Âu. Bạn cũng nên khảo sát tiềm năng thị trường tôm sú sinh thái ở châu Âu.

Khuyến nghị

Tôm sú sinh thái có thể là một thị trường ngách tiềm năng. Phần lớn nguồn cung tôm sú đều từ các trại nuôi truyền thống. Sự chuyển đổi sang sản xuất có chứng nhận chủ yếu cần thay đổi về tổ chức, không nhất thiết phải thay đổi sản xuất.

4 . Các yêu cầu chứng nhận

Chứng nhận bền vững

Thủy sản dán nhãn sinh thái (hoặc thủy sản chứng nhận bền vững) đã nhanh chóng chiếm thị phần ở một số thị trường châu Âu trong những năm gần đây. Các nước ở Tây và Bắc Âu (như Hà Lan và Đức) là những thị trường đi đầu về thủy sản dán nhãn sinh thái. Ở các thị trường Tây và Nam Âu, nhãn sinh thái vẫn chưa phổ biến nhiều.

Các chứng nhận bền vững cho tôm phổ biến ở châu Âu:

- Friend of the Sea (FOS): FOS là một chương trình chứng nhận cho nuôi trồng và khai thác thủy sản ở Italy. 8 công ty Việt Nam đã được chứng nhận này cho tôm sú và 2 trại nuôi ở Indonesia đạt được chứng nhận này.

- Chứng nhận tôm của Hội Đồng Quản Lý Nuôi Trồng Thuỷ Sản (ASC), một tổ chức phi lợi nhuận chứng nhận cho nuôi trồng thủy sản bền vững, bắt đầu năm 2014. Tôm sú được chứng nhận ASC đầu tiên xuất hiện ở thị trường Scandinavi cuối năm 2014. Các nước khác ở Bắc và Tây Âu tiếp cũng đi theo xu hướng này năm 2015 và về lâu dài, ASC dự kiến ngày càng quan trọng ở các khu vực khác ở châu Âu. Do vậy, các nhà cung cấp nên đầu tư vào chứng nhận này. Cho tới hiện tại, có khoảng 5 trại nuôi tôm sú được chứng nhận ASC (4 ở Việt Nam và 1 ở Madagascar).

Khuyến nghị

Là một nhà cung cấp, bạn nên đầu tư vào tính minh bạch và bền vững để cải thiện doanh thu của bạn ở châu Âu. Nên đưa ra các hoạt động cụ thể tại nước bạn để hỗ trợ cộng đồng và môi trường và đưa những hoạt động này vào chiến lược kinh doanh của bạn.

Bên cạnh tính minh bạch và bền vững, sự tin cậy cũng đặc biệt quan trọng đối với các công ty châu Âu như đối với chất lượng và thời gian giao hàng.

Nếu bạn muốn bán tôm sú ASC, thảo luận với nhà NK của bạn về mức giá sản phẩm của bạn hoặc tính toán về chi phí sản xuất tôm sú ASC. Để có thêm thông tin về tiêu chuẩn và chứng nhận ASC, truy cập webiste ASC và chương trình hỗ trợ công ty tham gia ASC.

Tìm hiểu thêm về các trại nuôi tôm được chứng nhận FOS trên website của FOS.

Các nguồn có thể giúp bạn tiếp cận thị trường EU như EU Export Helpdesk giúp tìm kiếm thông tin liên quan đến các yêu cầu của EU, thuế, dữ liệu thống kê.

Các yêu cầu chung

Đối với tôm sú và thủy sản khác, các yêu cầu bổ sung chủ yếu liên quan đến an toàn thực phẩm. Chứng nhận an toàn thực phẩm phổ biến nhất cho các sản phẩm thủy sản là International Food Standard (IFS) và British Retail Consortium (BRC), và GLOBALG.A.P.

5 . Kênh phân phối tôm sú ở châu Âu

Các nước XK tôm sú vào EU có 2 lựa chọn để vào thị trường này: 1) đại lý 2) các công ty như công ty NK, chế biến, bán buôn tôm sú.

Các sản phẩm thủy sản NK vào EU bằng đường biển hoặc đường hàng không. Tôm sú nuôi đông lạnh chủ yếu được vận chuyển bằng đường biển. Các cảng quan trọng ở châu Âu gồm Antwerp (Bỉ), Rotterdam (Hà Lan), Hamburg hoặc Bremen (Đức), và Marseille (Pháp).

Khuyến nghị

Bạn cần minh bạch hoạt động từ nguồn nguyên liệu tới quá trình chế biến. Cung cấp cho nhà NK của bạn về hoạt động giám sát trong toàn bộ quá trình sản xuất.

Cố gắng đầu tư vào sản phẩm phù hợp để bán trong siêu thị. Tìm hiểu sự phân loại sản phẩm của một siêu thị qua website của siêu thị đó.

Nếu bạn muốn cung cấp sản phẩm cho phân khúc bán lẻ ở châu Âu, bạn nên tìm hiểu xem công ty bán buôn và NK lớn nào có giao dịch kinh doanh với các hãng bán lẻ lớn ở châu Âu. Các công ty lớn có cung cấp hàng cho phân khúc bán lẻ bao gồm Deutsche See ở Đức, Galana ở Bỉ hoặc Heiploeg ở Hà Lan.

Tận dụng các dịch vụ kết nối tại Seafood Trade Intelligence Portal (STIP).

6 . Giá tôm đông lạnh ở châu Âu

Sự chênh lệch giá trung bình giữa Nam Âu (Tây Ban Nha, Italy, và Pháp) và Bắc Âu (Bỉ, Anh, Đức và Hà Lan) năm 2015 là 2,34 EUR.

Các nước như Tây Ban Nha, Italy và Pháp NK tôm chân trắng nguyên liệu giá rẻ hơn, chủ yếu là HOSO làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến tôm nội địa trong khi các nước Bắc Âu NK nhiều tôm lột vỏ và hấp chín hơn. Giá NK trung bình ở châu Âu năm 2015 là 7,50 EUR/kg, cao hơn so với 7,30 EUR năm 2014. Nguồn cung thiếu hụt năm 2015 do EMS có áp lực khiến giá tăng năm 2015.

Giá các sản phẩm tôm sú ở châu Âu

Sản phẩm

Giá (EUR/kg)

Nước

Tôm sú nguyên liệu đông lạnh

15,77 - 29,90

Anh, Pháp, Bỉ, Tây Ban Nha

Tôm sú nguyên liệu đông lạnh (8-12 con/thùng 800 gram)

26,86

Đức

Tôm sú nguyên liệu đông lạnh lột vỏ

17,66

Anh

Tôm sú nguyên liệu và lột vỏ đông lạnh (13 15 con/thùng 800 gram)

26,36

Đức

Tôm sú nguyên liệu đông lạnh bỏ đầu

29,90

Đức

Tôm sú lột vỏ và hấp chín

39,32

Anh

Tôm sú hấp chín

24,88 - 29,85

Tây Ban Nha, Bỉ

Tôm sú tươi đóng túi nhựa

33,90

Bỉ

Tôm sú nướng

23,98

Tây Ban Nha

(Theo báo cáo của CBI)

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục