Năm 2017, mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến 2 giai đoạn chủ yếu triển khai thử nghiệm. Nhưng qua thời gian theo dõi hiệu quả tốt, ngành chuyên môn và chính quyền địa phương đầu tư ao dèo, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con nông dân nhân rộng. Đây được xem là một trong những giải pháp nâng cao năng suất, sản lượng tôm nuôi quảng canh cải tiến.

Theo kết quả quan trắc môi trường, hiện tại các yếu tố môi trường ngoài tự nhiên như độ mặn, độ kiềm, độ trong, oxy…và thời tiết đã không còn thích hợp để nuôi tôm nước lợ, đồng thời đã hết lịch thả giống của ngành kết thúc ngày 30/09/2018 theo Thông báo số 02/TB-SNN ngày 09/01/2018 của Sở Nông nghiệp và PTNT. Đề nghị bà con không nên thả giống tiếp tục.

Trong 2 ngày 17-18/12/2018, tại TP Cần Thơ TTKN Quốc gia tổ chức tham quan các mô hình SX hiệu quả và hội thảo tổng kết Dự án “Xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh (TCX) toàn đực trên vùng đất chuyển đổi.

Mùa khô năm nay đến sớm, độ mặn trên các sông, rạch tăng nhanh tạo cơ hội cho người dân huyện Thới Bình (tỉnh Cà Mau) chủ động thả nuôi tôm sú, chủ yếu là diện tích ao dèo và chờ thu hoạch mùa lúa trên đất nuôi tôm để cải tạo, chuyển ao nuôi.

Trong bối cảnh chi phí sản xuất tăng và cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các nước đối thủ, nâng cao giá trị và tính cạnh tranh cho các sản phẩm tôm của Việt Nam là rất cần thiết nhằm giúp ngành này hướng tới phát triển bền vững.

Chiều 17/12, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cà Mau phối hợp với UBND huyện Thới Bình tổ chức hội nghị sơ kết mô hình lúa - tôm hữu cơ liên kết 4 nhà tại Ấp 5 (xã Trí Lực, huyện Thới Bình).

(vasep.com.vn) Ngày 13/12/2018, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ký Quyết định số 50/2018/QĐ-TTg quy định đối tượng thủy sản nuôi chủ lực. Theo đó, danh mục đối tượng thủy sản nuôi chủ lực gồm: Tôm sú, tôm thẻ chân trắng và cá tra.

Ngày 10/12, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Cà Mau phối hợp với Phòng NN&PTNT huyện Trần Văn Thời hội thảo tổng kết lớp học tại hiện trường về kỹ thuật ươm tôm giống trên bể lót bạt theo công nghệ BIOFLOC tại xã Lợi An.

Hiện giá tôm thẻ đã tăng khoảng 30% so với thời điểm 3 tháng trước, người dân nuôi tôm tại Cà Mau đã đảm bảo có lời nên đang phấn khởi đầu tư.

Nuôi trồng thủy sản nói chung, đặc biệt là nuôi tôm nói riêng được xem là ngành kinh tế quan trọng và chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế vùng bãi ngang, ven biển của huyện Triệu Phong (tỉnh Quảng Trị). Nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích, giảm thiểu rủi ro do độc canh con tôm mang lại và hướng tới nghề nuôi ổn định, bền vững, năm 2018, Trạm Khuyến nông huyện Triệu Phong đã triển khai mô hình nuôi kết hợp tôm thẻ - cá đối mục - cua trong ao đạt được những kết quả khả quan.

Hệ thống có thể tự động cho tôm ăn, hút cặn bã thải, tạo oxy trong ao nuôi giúp tôm phát triển khỏe mạnh.

Bạc Liêu là tỉnh cung cấp nguồn tôm nguyên liệu lớn, xuất khẩu tôm trọng điểm của cả nước. Thời gian qua, việc bảo đảm chất lượng tôm thương phẩm ngay từ những công đoạn nuôi để nâng cao năng suất và tạo ra sản phẩm vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) hướng tới xây dựng nghề nuôi tôm bền vững được nhiều hộ nuôi tôm trên địa bàn tỉnh thực hiện.

Ban Quản lý dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD) tỉnh Sóc Trăng vừa tổ chức hội thảo “Kỹ thuật nuôi tôm theo công nghệ Semi-Biofloc”.

Thời gian qua, mô hình nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh được xem là mô hình sẽ tạo ra đột phá cho sản lượng tôm nuôi trong tỉnh. Sản lượng vượt trội, tỷ lệ thành công lớn đang khiến cho diện tích nuôi tăng nhanh, mở ra nhiều triển vọng cho ngành tôm Cà Mau.

Với 1kg tôm, nhà máy chế biến phải bỏ đi từ 35% - 40% phụ phẩm gồm đầu, vỏ, gan, tụy… Theo các nhà nghiên cứu, đây là sự lãng phí bởi bên trong những phụ phẩm này có chứa nhiều dưỡng chất giá trị phục vụ sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm, thức ăn chăn nuôi.