Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu mực, bạch tuộc từ Việt Nam trong tháng đầu năm

(vasep.com.vn) Xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam trong tháng đầu năm nay đạt 62 triệu USD, tăng 45% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoại trừ cùng thời điểm này năm ngoái rơi vào Tết Nguyên đán, tăng trưởng XK mực, bạch tuộc trong tháng đầu năm nay cũng là tín hiệu tốt để khởi đầu cho XK của cả năm.

Chú thích ảnh

Trong cơ cấu sản phẩm mực, bạch tuộc XK, mực chiếm 57% tỷ trọng, đạt 35 triệu USD; bạch tuộc chiếm 43% đạt 27 triệu USD.

XK mực, bạch tuộc sang thị trường NK lớn nhất, Hàn Quốc, tăng 67% đạt 26 triệu USD. Vụ xả nước thải hạt nhân của Nhật Bản có tác động, làm giảm nhu cầu NK hải sản của Hàn Quốc từ Nhật Bản. Hàn Quốc không ban hành lệnh cấm NK thủy sản từ Nhật Bản nhưng tăng cường kiểm tra hàng từ Nhật Bản. Bên cạnh đó, Trung Quốc là nguồn cung mực, bạch tuộc lớn nhất cho Hàn Quốc. Lệnh cấm NK thủy sản từ Nhật Bản của Trung Quốc, cũng khiến nguồn cung mực, bạch tuộc từ Trung Quốc cho các thị trường như Hàn Quốc giảm sút do thiếu hụt nguyên liệu chế biến. Dự kiến XK mực, bạch tuộc của Việt Nam sang Hàn Quốc sẽ tiếp tục tăng trưởng dương trong quý đầu năm 2024 khi lệnh cấm NK hải sản Nhật Bản vào Trung Quốc vẫn chưa được dỡ bỏ.

Theo số liệu của Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC), tháng 1 năm nay, NK mực, bạch tuộc của Hàn Quốc từ các nguồn cung cũng ghi nhận tăng 5%, đạt 91 triệu USD. Việt Nam là nguồn cung mực, bạch tuộc lớn thứ hai cho Hàn Quốc, sau Trung Quốc.

XK mực, bạch tuộc sang Nhật Bản (thị trường NK mực, bạch tuộc lớn thứ hai của Việt Nam) ghi nhận mức tăng trưởng thấp hơn so với thị trường Hàn Quốc, tăng 19% đạt 13 triệu USD. Vụ xả nước thải hạt nhân có ảnh hưởng tiêu cực tới XNK thủy sản chung của Nhật Bản. Sau vụ xả nước thải hạt nhân, NK mực, bạch tuộc của Nhật Bản từ Việt Nam sụt giảm rõ rệt.

Trung Quốc&HK là thị trường NK mực, bạch tuộc lớn thứ ba của Việt Nam. XK mực, bạch tuộc sang thị trường này trong tháng 1 năm nay tăng trưởng ấn tượng 3 con số với 151% đạt 7 triệu USD. Lệnh cấm NK thủy sản của Trung Quốc từ Nhật Bản sau vụ xả nước thải hạt nhân ra biển của Nhật Bản, đã khiến Trung Quốc tăng nhập hàng từ các nguồn khác trong đó có Việt Nam. Bên cạnh đó, thị trường này tăng cường NK mực, bạch tuộc từ Việt Nam trong tháng 1 năm nay để phục vụ nhu cầu tiêu thụ Tết Nguyên đán.

Ngược với xu hướng tăng trưởng XK sang các thị trường khác, XK mực, bạch tuộc Việt Nam sang EU trong tháng 1 năm nay vẫn không thoát khỏi tăng trưởng âm. EU cũng là thị trường duy nhất trong top các thị trường chính NK mực, bạch tuộc của Việt Nam, ghi nhận tăng trưởng âm. XK mực, bạch tuộc Việt Nam sang thị trường này giảm 17% đạt gần 4 triệu USD trong tháng đầu năm nay. XK mực, bạch tuộc sang EU vẫn chịu tác động từ thẻ vàng IUU, nhiều quy định mới, thủ tục làm giấy xác nhận, chứng nhận để XK sang thị trường này vẫn còn bất cập và xu hướng thắt chặt chi tiêu của người dân do lạm phát.

Các DN XK mực, bạch tuộc tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn về nguồn nguyên liệu, chi phí đầu vào cho sản xuất tăng, nhu cầu tiêu thụ yếu. Xung đột địa chính trị trên thế giới, căng thẳng Biển Đỏ tiếp tục là những thách thức đặt ra cho XK mực, bạch tuộc Việt Nam trong năm 2024. Kinh tế thế giới đã thoát đáy cùng với những kỳ vọng phục hồi trong năm nay, XK mực, bạch tuộc của Việt Nam năm 2024 dự kiến đạt khoảng 700 triệu USD, tăng 6% so với năm 2023.

Top 10 DN XK mực, bạch tuộc của Việt Nam, tháng 1/2024

STT

Công ty

Tỷ trọng GT (%)

1

Công ty TNHH Huy Nam

4,1

2

Công ty CP Chế biến Thủy sản XNK Kiên Cường

4,0

3

Công ty CP XNK Thuỷ sản Hợp Tấn

3,1

4

Công ty CP Hải Việt

3,0

5

Công ty TNHH Dinh dưỡng Belta

3,0

6

Công ty TNHH Baseafood 1

2,6

7

Công ty TNHH Hải Sản Thịnh Tài

2,6

8

Công ty TNHH Minh Đăng

2,5

9

Công ty TNHH Phú Quý

2,5

10

Công ty TNHH Một Thành Viên Thủy sản Viko

2,5

(VASEP tổng hợp, số liệu mang tính chất tham khảo)

Chia sẻ:


Kim Thu
Chuyên gia thị trường Tôm
Email: kimthu@vasep.com.vn
Điện thoại 024. 37715055 – ext.203

Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục