Giá cước vận tải biển đã tăng trung bình khoảng 30% trong những tuần qua và dự kiến sẽ còn tăng tiếp trong thời gian tới. Tình hình này không chỉ gây áp lực lớn cho những cơ sở lưu trữ bởi lượng hàng tồn kho cao, mà còn khiến các đơn vị sản xuất “như ngồi trên đống lửa”...
Tương tự, ông Nguyễn Văn Thứ, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Thực phẩm (G.C Food), Bình Thạnh, TP.HCM, khuyến nghị: nếu công ty phải trả chi phí đơn hàng xuất khẩu thì dù giá cước tăng cũng phải chấp nhận khi chưa thương lượng được về giá với khách hàng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp này cũng chưa đề cập đến chuyện tăng giá mà chấp nhận giảm lợi nhuận, bù chi phí cước để hoạt động của khách hàng thuận lợi và duy trì đơn hàng. Đồng thời, G.C Food cũng đang tiếp cận thêm nhiều thị trường khác gần hơn trong khu vực để xúc tiến xuất khẩu.
Do hàng hóa mang tính mùa vụ, các doanh nghiệp nông sản thường ký hợp đồng ngắn hạn, dẫn đến bị tác động khi giá cước vận tải tăng. Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Thanh Tươi (Bình Chánh, TP.HCM) Võ Thanh Châu lo lắng: “Khi giá cước vận tải tăng quá cao, chúng tôi buộc phải chọn các tuyến đi đường vòng. Tuy nhiên, những sản phẩm như trái cây, nông sản tươi dễ hư hỏng, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp”, bà Châu chia sẻ. Để tránh thiệt hại, Công ty Thanh Tươi buộc phải tạm ngưng xuất khẩu sản phẩm sang những thị trường có giá cước vận tải quá cao.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nhiều doanh nghiệp đã sớm linh hoạt tìm kiếm thị trường mới, trong đó tập trung vào các thị trường gần như ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, trong khi đơn hàng của các thị trường truyền thống đang sụt giảm mạnh, giá cước vận tải tăng cao. Nhờ đó, xuất khẩu 6 tháng đầu năm của tỉnh đang dần phục hồi và tăng trưởng tích cực. Bà Mai Thị Nhân, Giám đốc Công ty TNHH Ngọc Tùng, nhìn nhận rằng những khó khăn đó ít nhiều tác động tới hoạt động kinh doanh của công ty, “trước mắt, công ty chuyển đổi thị trường, đi vào những thị trường bán lẻ và thị trường khác gần hơn, áp lực cũng sẽ giảm”...
Theo thống kê của Trung tâm Nghiên cứu hàng hải độc lập Drewry, đơn vị chuyên cung cấp thông tin về thị trường hàng hải và giá vận chuyển container, giá cước vận chuyển hàng hóa container tuyến đi từ châu Á đi châu Âu và Mỹ có mức tăng lớn nhất. Tuy nhiên, chiều từ châu Mỹ, châu Âu về châu Á và các tuyến vận tải nội Á không biến động nhiều. Trong tình hình này, doanh nghiệp Việt cho rằng cần đẩy mạnh tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới nhằm giảm phụ thuộc vào một số thị trường nhất định.
Xuất khẩu căng thẳng với vận tải biển
Ông Đặng Đình Long, Tổng giám đốc Công ty Logistics Mega A (TP.HCM), cho biết tình hình vận chuyển tàu biển đi các thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam đang rất căng thẳng. Nghiêm trọng nhất là tuyến tàu sang châu Âu, cước vừa đắt vừa không có chỗ. Cũng theo ông Long, trước đây các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu xuất khẩu đến cửa khẩu đi (FOB) và nhập khẩu tại cảng đến (CIF) nên ít quan tâm cước tàu vì đối tác lo. Tuy nhiên, hiện nay doanh nghiệp Việt chuyển sang xuất khẩu hình thức CIF nên diễn biến cước tàu gần đây đã gây ảnh hưởng lớn.
Lo lắng cho tình hình xuất khẩu hàng hóa, ông Nguyễn Minh Nhật, Giám đốc Công ty TNHH ván ép, cơ khí xây dựng Nhật Nam (Bến Cát, Bình Dương), cho biết hiện nay ngành gỗ đang trên đà phục hồi tốt. Tuy nhiên, từ tháng 5/2024 đến nay giá cước vận tải đường biển được các hãng tàu điều chỉnh tăng liên tục khiến nhiều doanh nghiệp lo lắng. Trong tình hình trước mắt, doanh nghiệp chưa đề cập đến chuyện tăng giá mà chấp nhận giảm lợi nhuận, bù chi phí để giữ khách hàng và tăng lượng hàng cung ứng. Về lâu dài, doanh nghiệp cũng tiếp cận thêm nhiều thị trường khác gần hơn để xuất khẩu như các nước ASEAN.
Dệt may và da giày là hai ngành có “độ mở” lớn khi xuất khẩu tới 70 - 80% sản lượng sản xuất, do đó phụ thuộc nhiều vào giá cước vận tải biển, đồng thời rất dễ bị tổn thương trước biến động của thị trường thế giới. Từ cuối quý 1 năm nay, Công ty TNHH May mặc Dony (TP.HCM) đã chuyển hướng sang thị trường Đông Nam Á với các nước như Singapore, Indonesia, Malaysia, Campuchia. “Đây là những thị trường có biên độ cạnh tranh rất dữ dội nhưng lại thuận lợi về logistics. Chi phí và thời gian vận chuyển rất phù hợp, thậm chí có nơi còn rẻ hơn trong nước. Đây là lựa chọn hợp lý trong bối cảnh hiện nay”, ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Dony, nhận định.
Tương tự, ông Nguyễn Văn Thứ, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Thực phẩm (G.C Food), Bình Thạnh, TP.HCM, khuyến nghị: nếu công ty phải trả chi phí đơn hàng xuất khẩu thì dù giá cước tăng cũng phải chấp nhận khi chưa thương lượng được về giá với khách hàng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp này cũng chưa đề cập đến chuyện tăng giá mà chấp nhận giảm lợi nhuận, bù chi phí cước để hoạt động của khách hàng thuận lợi và duy trì đơn hàng. Đồng thời, G.C Food cũng đang tiếp cận thêm nhiều thị trường khác gần hơn trong khu vực để xúc tiến xuất khẩu.
Do hàng hóa mang tính mùa vụ, các doanh nghiệp nông sản thường ký hợp đồng ngắn hạn, dẫn đến bị tác động khi giá cước vận tải tăng. Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Thanh Tươi (Bình Chánh, TP.HCM) Võ Thanh Châu lo lắng: “Khi giá cước vận tải tăng quá cao, chúng tôi buộc phải chọn các tuyến đi đường vòng. Tuy nhiên, những sản phẩm như trái cây, nông sản tươi dễ hư hỏng, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp”, bà Châu chia sẻ. Để tránh thiệt hại, Công ty Thanh Tươi buộc phải tạm ngưng xuất khẩu sản phẩm sang những thị trường có giá cước vận tải quá cao.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nhiều doanh nghiệp đã sớm linh hoạt tìm kiếm thị trường mới, trong đó tập trung vào các thị trường gần như ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, trong khi đơn hàng của các thị trường truyền thống đang sụt giảm mạnh, giá cước vận tải tăng cao. Nhờ đó, xuất khẩu 6 tháng đầu năm của tỉnh đang dần phục hồi và tăng trưởng tích cực. Bà Mai Thị Nhân, Giám đốc Công ty TNHH Ngọc Tùng, nhìn nhận rằng những khó khăn đó ít nhiều tác động tới hoạt động kinh doanh của công ty, “trước mắt, công ty chuyển đổi thị trường, đi vào những thị trường bán lẻ và thị trường khác gần hơn, áp lực cũng sẽ giảm”...
Theo vneconomy.vn