(vasep.com.vn) Coronavirus đã dẫn đến sự hồi sinh của ngành chế biến đồ ăn sẵn, mở ra một kênh tiêu thụ quan trọng cho ngành thủy sản toàn cầu.
Số khách hàng mua đồ ăn chế biến sẵn của HelloFresh, doanh nghiệp số 1 thế giới trong ngành công nghiệp non trẻ này, đã tăng hơn gấp đôi lên hơn 5 triệu vào năm 2020. Blue Apron, đối thủ mới nhất tại thị trường Mỹ, cũng có một mô hình tăng trưởng tương tự. Một nhóm chuyên gia phát biểu tại một hội thảo online do Hiệp hội Thủy sản Mỹ tổ chức cho biết, xu hướng này là điềm tốt đối với thủy sản khi người ta ngày càng chú trọng đến các protein tốt cho sức khỏe và tò mò muốn thử các công thức nấu ăn tại nhà.
Các diễn giả từ Derek Hys, chuyên gia thương mại điện tử tại nhà sản xuất cá rô phi Regal Springs, chuyên cung cấp cho những công ty bán đồ ăn chế biến sẵn và bữa ăn hải sản chế biến sẵn, đã dự đoán rằng sự gia tăng nhu cầu trong đại dịch đối với kênh mới này sẽ cần thêm thời gian thử nghiêm.
"Chúng tôi vẫn đang bán nhiều hải sản hơn bao giờ hết", Fiona Lewis, người đứng đầu District Fishwife -nhà cung cấp thủy đặc sản chế biến sẵn, có trụ sở tại Washington, cho biết. Các cửa hàng của chúng tôi sẽ tiếp tục phương thức giao hàng đó. Nhiều người sẽ chấm dứt giai đoạn làm việc tại nhà ít nhất 2 hoặc 3 ngày một tuần và tôi nghĩ rằng những lựa chọn giao hàng này sẽ tiếp tục có doanh số bán hàng cao."
Công ty của Lewis đã tập trung vào việc bán các set đồ ăn cao cấp cung cấp các bữa ăn 3 món có giá bán lên tới 30 USD/người và giúp một nhóm khách hàng giàu có ở khu vực DC tiếp cận các món hải sản ngon khi nấu ăn tại nhà. Trong phạm vi khác, công ty khổng lồ HelloFresh, bắt đầu kinh doanh tại Đức vào năm 2011, đã đưa Mỹ vào cơn bão cùng với một số quốc gia châu Âu khác và tăng hơn gấp đôi cơ sở khách hàng của họ vào năm ngoái, vượt quá 5 triệu người.
Sự hồi phục của ngành chế biến đồ ăn sẵn là một trong những điều bất ngờ của đại dịch và có liên quan chặt chẽ với sự bùng nổ của trào lưu nấu ăn tại nhà kể từ tháng 3/2020. Các công ty kỳ cựu đầu tư mạo hiểm Blue Apron và HelloFresh, cả hai đều kiểm soát khoảng 30% thị trường chế biến đồ ăn sẵn thế giới, gần như đã phục sinh trên thị trường chứng khoán khi việc đóng cửa các nhà hàng và quán bar đã thúc đẩy người tiêu dùng thử nghiệm phân khúc này lần đầu tiên.
Phân khúc này đã gặp khó khăn kể từ khi Blue Apron và HelloFresh chào bán công khai lần đầu tiên vào năm 2017 khi người tiêu dùng từ bỏ mô hình đặt hàng sớm và nhận thấy chất lượng không đồng đều. Set đồ ăn chế biến sẵn trong vài năm qua đã cải thiện các dịch vụ của họ, và các công ty mới bao gồm Amazon và các nhà bán lẻ lớn như Kroger đã mua lại các công ty đồ ăn sẵn như Home Chef để cung cấp dịch vụ của riêng họ.
Hầu hết các set đồ ăn sẵn giá trung bình 10 USD/ khẩu phần ở Mỹ, đắt hơn một số lựa chọn trong các nhà hàng phục vụ nhanh và cửa hàng thức ăn nhanh. Về mặt giá trị, nhiều công ty cung cấp đồ ăn không còn được định vị là nhà cung cấp đồ ăn giá trị hay một lựa chọn cho bữa ăn nhanh mà thay vào đó là cơ hội để thử các loại thực phẩm mới tại nhà và là cơ hội để giảm lãng phí thực phẩm.
HelloFresh đã mua Factor75 với giá 277 USD vào năm 2020, giúp công ty có trụ sở tại Berlin này có chỗ đứng vững chắc trong phân khúc "đồ nấu sẵn" đang rất hot.
HelloFresh Uwe Voss cho biết tại thời điểm mua lại Factor75 vào tháng 11/2020: “Bữa ăn sẵn cho người tiêu dùng ăn liền là một ngành thực phẩm non trẻ mà chúng tôi tin rằng có tiềm năng phát triển thành một danh mục trị giá nhiều USD theo thời gian”.
Một danh mục thú vị khác đối với các nhà cung cấp thủy sản là mô hình giao hàng trực tiếp đến người tiêu dùng. Zac Culbertson, chủ sở hữu của Falls Church, công ty giao hàng hải sản Cold Country Salmon có trụ sở tại Virginia, cho biết nhiều khách hàng đã quen với kênh này trong thời kỳ đại dịch và khó có thể quay lại hành vi mua hàng trước đây của họ. Đặc biệt là những người lớn tuổi vẫn đang đặt hàng trực tuyến vào năm 2021, không thấy xu hướng đó sẽ sớm biến mất.
Set đồ ăn có hải sản
Theo Grand View Research, cơ quan thu thập số liệu thống kê về một số ngành công nghiệp, khoảng 4% các món ăn trong set đồ ăn chế biến sẵn có hải sản. Các thành viên tham gia hội thảo của NFI đều cho rằng, tỷ lệ này sẽ tăng khi nhiều người tiêu dùng chuyển sang các loại protein lành mạnh hơn bao gồm cả hải sản.
Hys nói: “Triển vọng cho cá trong set đồ ăn sẵn là rất sáng sủa. "Cá sẽ đóng một vai trò lớn hơn trong thực đơn vì có vẻ như người tiêu dùng đang yêu cầu nhiều lựa chọn lành mạnh hơn."
Theo Regal Spring's Hys, xu hướng này cũng mang lại lợi ích cho các nhà cung cấp protein như cá rô phi có thể được sử dụng trong nhiều công thức nấu ăn khác nhau. Nhà sản xuất cá rô phi hàng đầu thế giới có các trang trại ở Indonesia và Mexico có mối quan hệ với HelloFresh tốt hơn những người khác. Hầu hết các nhà sản xuất set đồ ăn sẵn đều có ít nhất một công thức chế biến từ cá hồi và tôm, và một số nhà sản xuất đang sử dụng cá tuyết rất nhiều cho set đồ ăn có cá.
Phương thức này cũng hướng tới mục quảng bá sản phẩm chứng nhận tính bền vững. Các công ty Mealkit đang khuyến khích các công ty dán nhãn và mã QR cho thông tin công ty về các trang trại và thông tin về tính bền vững, theo Hys.