(vasep.com.vn) Theo Marcus Coleman, người đứng đầu cơ quan thủy sản Seafish của Anh, doanh số bán lẻ thủy sản có vỏ ở Anh tăng 100 triệu bảng Anh (141 triệu USD) vào năm 2020 do khi người mua sắm ở Anh chi nhiều hơn cho tôm và vẹm để nấu ăn tại nhà trong thời gian chống dịch.
Coleman cho biết doanh số bán lẻ thủy sản có vỏ đã tăng 14% về giá trị lên 796 triệu bảng Anh vào năm ngoái, khối lượng bán lẻ tăng 13% lên khoảng 60.000 tấn.
Theo dữ liệu từ Nielsen, một công ty nghiên cứu thị trường, tôm nuôi nước ấm và tôm nước lạnh đánh bắt tự nhiên, thanh cua và tôm sông dẫn đầu về mức tăng doanh số.
Sự gia tăng bất ngờ này bù đắp cho những thách thức mà ngành thủy sản có vỏ của Anh phải đối mặt, như các quy tắc xuất khẩu hậu Brexit và sự sụp đổ trong doanh số dịch vụ thực phẩm.
Theo dữ liệu của Seafish, bán lẻ chiếm 2/3 doanh số bán hàng thủy sản của Anh, tương đương 300.000 tấn. Thủy sản có vỏ chiếm 16% khối lượng đó, hay 20% theo giá trị.
Năm ngoái, nhiều người tiêu dùng ở Anh đã chuyển chi tiêu cho thủy sản từ dịch vụ ăn uống sang siêu thị, kênh chiếm phần lớn chi tiêu thông qua bán lẻ
Trong số các sản phẩm phổ biến nhất có tôm sông, tăng 35% về lượng tiêu thụ hàng năm lên khoảng 7.280 tấn; nhập khẩu tôm nước ấm và nước lạnh tăng lần lượt 8% và 13% so với năm 2019, đạt khoảng 27.560 tấn và 14.560 tấn; và mực, tăng 22% lên khoảng 2.000 tấn.
Các nhà sản xuất vẹm, hiện không thể xuất khẩu sang EU, cũng có mức tiêu thụ tăng 20% về lượng so với cùng kỳ năm ngoái lên 5.250 tấn.
Nhìn chung, doanh số bán các loài giáp xác tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái lên 52.000 tấn, trị giá 717,8 triệu bảng Anh, tăng 14%.
Doanh số bán nhuyễn thể và mực, bạch tuộc tăng lần lượt 17% so với cùng kỳ năm ngoái lên 56,5 triệu bảng Anh và 22% lên 22 triệu bảng Anh.
Theo phân khúc, doanh số bán thủy sản có vỏ đông lạnh tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi doanh số ở phân khúc ướp lạnh và chế biến bảo quản tăng lần lượt 8% và 13% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đại dịch đã thúc đẩy rõ rệt doanh số bán các món yêu thích của các hộ gia đình, chẳng hạn như các sản phẩm thủy hải sản tẩm bột, trong khi nhiều người nấu ăn hơn.
Tuy nhiên, không phải tất cả các phân khúc sản phẩm đều được hưởng lợi: đáng ngạc nhiên là dù là sản phẩm tiện lợi, hàng chế biến sẵn và ăn liền, bao gồm cả sushi vẫn bị sụt giảm doanh số.
Một số loài cũng ít “được nhờ” đại dịch: doanh số bán cua biển Cornwall giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái xuống 1.000 tấn. Doanh số bán mực nang, được đánh bắt ngoài khơi bờ biển phía nam nước Anh, giảm 97%.
Ông Coleman cho biết, doanh số bán lẻ năm 2020 đã rất thuận lợi và năm 2021 vẫn đang tiếp tục tăng lên mặc dù ở mức thấp hơn một chút .
Ông nói thêm rằng để người tiêu dùng gắn bó với thủy sản có vỏ, ngành này phải lưu ý đưa thủy sản có vỏ vào trong thực đơn bữa ăn chất lượng nhà hàng hiện đang được ưa chuộng tại các siêu thị.
Chấm dứt giai đoạn sụt giảm lâu dài
Sự phục hồi của năm 2020 đã chấm dứt xu hướng sụt giảm kéo dài doanh số bán hàng thủy sản ở Anh.
Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008-2009, mức tiêu thụ thủy sản trung bình hàng tuần đã giảm xuống dưới 120g. Doanh số bán thủy sản có vỏ cũng giảm theo, giảm từ 36% doanh thu thủy sản năm 2010 xuống còn 16% năm ngoái. Trong số các loài thủy sản có vỏ chính, chỉ có tiêu thụ tôm hùm, tôm nước ấm, ngao và langoustines là tăng trong giai đoạn này, một phần là do giá thủy sản cao. Giá bán lẻ thủy sản có vỏ trung bình năm 2020 là 13,27 bảng/kg.
Ông nói: “Hải sản ngày càng đắt giá. Thật vậy, mặc dù khối lượng tiêu thụ giảm, tổng giá trị bán lẻ thủy sản của Vương quốc Anh vẫn tăng trong giai đoạn 2006-2020, từ 2,5 tỷ bảng Anh lên gần 3,5 tỷ bảng Anh.
Ông cho biết, người tiêu dùng Anh ưa chuộng thủy hải sản ướp lạnh, chẳng hạn như philê lột da và tôm thịt, đã thúc đẩy sự giá tăng, trong khi các loại thủy hải sản đông lạnh và bảo quản rẻ hơn và không được ưa chuộng. Người tiêu dùng quan tâm đến sự tươi mới và hương vị, liên quan chặt chẽ với giá cả. Nhưng chung quy lại, giá trị sản phẩm thúc đẩy họ mua hàng.
Mặt khác, các yếu tố như xuất xứ, tính bền vững và thực hành lao động, làm giảm danh sách ưu tiên của người tiêu dùng, làm ảnh hưởng đến thị trường thủy sản có nhãn sinh thái 'Sản xuất tại Anh'.
Người tiêu dung Anh cũng ưa chuộng thủy sản nuôi và thủy sản có vỏ nhập khẩu, chẳng hạn như tôm nước ấm và cá hồi Nauy. Hiện nay, thủy sản nuôi chiếm 55% doanh số của năm loài lớn được bán ở Anh, vốn chiếm 75% đến 80% khối lượng thủy sản tiêu thụ ở Anh. Đáng ngạc nhiên hơn ở phân khúc ướp lạnh, thủy sản nuôi chiếm gần 70% thị phần vì độ tươi và chất lượng mag người tiêu dùng mong đợi.