Sản xuất

(CMO) Ðể phát triển bền vững ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, Cà Mau chú trọng công tác bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thuỷ sản (NLTS).

Bước sang năm 2023, những dự báo về tình thế khó khăn của các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đã được đưa ra khi lực cầu của nhiều thị trường xuất khẩu chính chững lại trong bối cảnh lãi suất neo cao, lạm phát vẫn còn kéo dài. Thực tế đã chứng minh, kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp thủy sản trong quý 1/2023 đã lùi sâu so với cùng kỳ năm ngoái.

(VNF) - Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (HoSE: VHC) và Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Sa Giang (HNX: SGC) vừa thông báo thay đổi loạt nhân sự cấp cao.

(vasep.com.vn) Với mục tiêu hỗ trợ nâng cao năng lực đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm và phát triển bền vững cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, VASEP và Dự án Tăng cường năng lực cạnh tranh khu vực tư nhân Việt Nam (USAID IPSC) đã triển khai hoạt động tư vấn chuyên sâu cho các doanh nghiệp tại 4 tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Khánh Hóa, Cần Thơ và Cà Mau trong tháng 5/2023.

Nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản trên vùng biển địa phương, thời gian qua tỉnh Cà Mau đã có nhiều hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản như thả con giống, tạo chỗ trú ngụ để hàng trăm loại hải sản sinh sống.

Chiều 15/5, đoàn cán bộ Sở NN&PTNT do ông Lưu Hoàng Ly - Giám đốc Sở NN&PTNT làm trưởng đoàn đã đi khảo sát tình hình sản xuất, nuôi trồng thủy sản vùng Nam Quốc lộ 1A thuộc huyện Hòa Bình và huyện Đông Hải.

BDK - Thời gian qua, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản (NTTS) trong tỉnh được duy trì và phát triển khá ổn định, với hơn 50.000ha diện tích tiềm năng nuôi thủy sản. Đến cuối năm 2022, toàn tỉnh khai thác được diện tích nuôi thủy sản là 47.590ha; tổng sản lượng nuôi đạt 310.015 tấn. Trong đó, các đối tượng chủ lực gồm tôm nước lợ 83.100 tấn, nhuyễn thể 14.900 tấn, cá tra 203.000 tấn, trên 90% sản lượng nuôi có giá trị kinh tế cao, phục vụ chế biến xuất khẩu. Toàn tỉnh có 13 nhà máy chế biến thủy sản phục vụ xuất khẩu với công suất thiết kế hơn 150 ngàn tấn. Sản lượng xuất khẩu thủy sản năm 2022 tăng 14,02%. Hiện tỉnh đang kêu gọi đầu tư nhà máy chế biến tôm để góp phần tiêu thụ sản phẩm tôm nguyên liệu của tỉnh.

Để đạt mục tiêu xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD trong năm nay, ngoài những giải pháp trọng yếu được giao cho ngành nông nghiệp, mới đây Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cơ quan liên quan, các địa phương quyết liệt tháo gỡ vướng mắc về thị trường, thể chế, thuế phí; khẩn trương nghiên cứu, các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp.

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam sẽ làm hết sức để hỗ trợ Cuba trong khả năng, tiếp tục hỗ trợ Cuba nâng cao năng lực sản xuất và đảm bảo an ninh lương thực, nuôi trồng thủy sản.

Headway JSC vinh dự là nhà tài trợ đồng hành, tham gia gian hàng dịch vụ hỗ trợ logistics tại “HCM City Export 2023”, với mục tiêu gắn kết phát triển cùng các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, hội chợ sẽ được diễn ra từ ngày 25 – 28/05/2023, tại trung tâm triển lãm SECC, Quận 7.

Kiểm soát chất lượng con giống được người nuôi tôm đánh giá quyết định 80% thành bại của vụ nuôi, trong bối cảnh việc chủ động nguồn tôm giống trong nước còn nhiều hạn chế.

VOV.VN - Nuôi trồng thủy sản trên biển được ngư dân Nam Trung bộ thực hiện trong thời gian dài nhưng đa số vẫn quanh quẩn ven bờ, nhiều nguy cơ. Từng bước tiến xa ra biển, nuôi biển xa bờ là hướng đi tất yếu để hình thành ngành công nghiệp nuôi biển.

Kiên Giang đã cấp hàng chục ngàn mã số nhận diện cơ sở nuôi tôm nước lợ, làm cơ sở để truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đáp ứng yêu cầu thị trường xuất khẩu.

Tỉnh Kiên Giang có gần 9.000 cơ sở đang thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vay vốn ngân hàng chưa thể cấp mã số nhận diện vùng nuôi trồng thủy sản.

Nhờ bám trụ nghề nuôi sò huyết, nhiều hộ dân ven biển thuộc H.An Biên (Kiên Giang) trở nên khá giả, có hộ thu lãi hơn 5 tỉ đồng/năm.