Nguyên liệu

Đến tháng 10/2017, toàn vùng ĐBSCL có hơn 100 cơ sở cho sinh sản nhân tạo cá tra với hơn 1.900 hộ sống bằng nghề ương dưỡng cá giống.

Do giá cá tra nguyên liệu trên địa bàn tỉnh An Giang tăng cao so với đầu năm nay nên nhiều nông dân và doanh nghiệp đang tiếp tục chuẩn bị ao, hồ để thả giống cá tra cho vụ năm 2017- 2018.

Cùng với tiếp nhận thêm đàn cá tra bố mẹ hậu bị, việc liên kết các hộ dân với doanh nghiệp, quan trắc môi trường tại các vùng sản xuất cá tra giống được An Giang đặc biệt quan tâm. Những lứa cá tra giống chất lượng cao đang ra đời để thay thế dần những đàn giống trôi nổi, nguồn gốc không rõ ràng.

Ngày 26/10, trong khuôn khổ triển lãm Thủy sản Quốc tế Việt Nam đang diễn ra tại thành phố Cần Thơ, Hiệp hội Cá tra Việt Nam tổ chức cuộc thi đầu bếp tài năng Mekong Chef lần thứ ba năm 2017.

Với lợi thế về điều kiện thời tiết, môi trường nước phù hợp, An Giang từng là “cái nôi” của nghề nuôi cá tra vùng ĐBSCL. Giờ đây, với sự ủng hộ của Chính phủ, An Giang quyết tâm trở thành trung tâm sản xuất giống cá tra chất lượng cao cho cả vùng.

Theo Chi cục Thủy sản TP Cần Thơ, giai đoạn 2017 - 2020, TP ứng dụng khoa học và công nghệ mới trong lĩnh vực nuôi cá tra, xây dựng vùng ương và nuôi cá tra tập trung phù hợp với quy hoạch vùng ĐBSCL.

Theo ý kiến nhiều chuyên gia, chất lượng con giống suy giảm và không đảm bảo là yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng, trực tiếp đến sản lượng cá tra hiện nay.

Theo kế hoạch, giai đoạn 2017 - 2020, TP.Cần Thơ ứng dụng khoa học và công nghệ mới trong lĩnh vực nuôi cá tra; xây dựng vùng ương và nuôi cá tra tập trung phù hợp với Quy hoạch nuôi, chế biến cá tra vùng ĐBSCL đến năm 2020 (theo Quyết định 3885/QĐ-BNN-TCTS ngày 11.9.2014); tiếp tục thúc đẩy phát triển nuôi cá tra xuất khẩu; sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, nâng tỉ trọng ngành thủy sản, đồng thời cải thiện thu nhập của người dân.

Ngành nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu cá tra là một trong hai mặt hàng sản xuất chủ lực cùng với lúa gạo, góp phần cải thiện kim ngạch xuất khẩu của tỉnh An Giang.

Ngày 16/10/2017, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám đã dẫn đầu đoàn làm việc của Bộ với lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp về tình hình sản xuất, tiêu thụ và định hướng phát triển bền vững ngành hàng cá tra địa phương.

Năm 2016, cá tra Việt Nam có mặt tại 137 thị trường trên thế giới, trong đó thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng lớn nhất 23%, Trung Quốc 17% và EU với 16%.

Bộ NN&PTNT có chủ trương, hai tỉnh Đồng Tháp và An Giang phối hợp thành lập trung tâm sản xuất cá tra giống chất lượng cao.

Cá tra là loài cá có giá trị xuất khẩu, tuy nhiên với loài cá này môi trường nước ao phải sạch, thức ăn và thuốc trị bệnh đúng kỹ thuật thì cá mới bán được giá.

Đồng Tháp có đủ điều kiện trở thành Trung tâm sản xuất cá tra giống hàng đầu khu vực ĐBSCL, nhưng cần có những giải pháp để có bước phát triển đột phá.

Mặc dù chưa trở lại thời “vàng son” nhưng với giá cá như hiện nay, người nuôi đã “sống” trở lại sau nhiều năm thua lỗ, trắng tay.