Ngành thủy sản Alaska hướng tới phát triển ở thị trường Đông Nam Á

(vasep.com.vn) Đông Nam Á đang nổi lên như một điểm sáng cho sự tăng trưởng trong tương lai của ngành thủy sản Alaska trong bối cảnh giá bán đang giảm. Hannah Lindoff, Giám đốc cấp cao về thị trường và chiến lược toàn cầu của Tổ chức thị trường Hải sản Alaska (ASMI) cho biết, Việt Nam sẵn sàng trở thành đối tác thương mại quan trọng.

Ngành thủy sản Alaska hướng tới phát triển ở thị trường Đông Nam Á

Việt Nam là thị trường lớn thứ hai ở Đông Nam Á của các sản phẩm thủy sản từ Alaska vào năm 2021, chiếm gần1/3 khối lượng hải sản xuất khẩu sang khu vực trong năm, tương đương 11.769 tấn, trị giá 46,5 triệu USD.

Cá trích đông lạnh chiếm phần lớn về khối lượng, trong khi cua dẫn đầu xuất khẩu về giá trị ở mức 18,7 triệu USD.

Việt Nam đang thu hút đầu tư nhiều hơn vào chế biến và tái xuất khẩu thủy sản do chi phí lao động và vận hành tăng ở Trung Quốc và Thái Lan. Tranh chấp thương mại Mỹ-Trung, căng thẳng địa chính trị và các quy định ngày càng gia tăng ở Trung Quốc cũng đã gây ra sự chuyển dịch trong chế biến thủy sản từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Các nhóm ngành hải sản Alaska khác cũng đang chú ý đến tiềm năng của Đông Nam Á. Craig Morris, Giám đốc điều hành của Nhà sản xuất cá minh thái Alaska có trụ sở tại Seattle, Washington (GAPP) cho biết: “Chúng tôi có những kỳ vọng rất lớn”.

Các nhà phân tích của Nhóm nghiên cứu McKinley là tác giả của một nghiên cứu vào năm ngoái đã xác định Malaysia là thị trường phát triển hứa hẹn nhất cho cá minh thái Alaska. ASMI cũng đã xác định Malaysia là thị trường “rất thuận lợi” cho tăng trưởng dài hạn. 

Một nhóm giám đốc điều hành thủy sản tại hội nghị ASMI hồi đầu tháng này cho biết, những người mua sắm thuộc thế hệ Millennials và Gen Z hiện đang chiếm một tỷ lệ mua sắm lớn hơn các hộ gia đình. Ngoài ra, tính bền vững và chất lượng của thực phẩm đang ảnh hưởng nặng nề hơn đến việc ra quyết định của mọi người tại cửa hàng.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin liên quan
Tin cùng chuyên mục