(vasep.com.vn) Sau phục hồi trong tháng 9/2022, tăng gấp 40 lần so với cùng kỳ, xuất khẩu (XK) cá ngừ của Việt Nam sang Italy trong tháng 10 lại tiếp tục tụt dốc. Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, giá trị XK cá ngừ sang thị trường này trong tháng 10/2022 giảm 88% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 225 nghìn USD. Tính luỹ kế 10 tháng đầu năm 2022, XK cá ngừ của Việt Nam sang Italy đạt 7,6 triệu USD, giảm 72% so với cùng kỳ năm trước.

(vasep.com.vn) Sau khi tăng trưởng cao liên tục trong 5 tháng đầu năm 2022, XK cá ngừ của Việt Nam sang Ai Cập có xu hướng sụt giảm và không ổn định. Vị trí của Ai Cập trong bảng xếp hạng các thị trường NK cá ngừ chính của Việt Nam ngày càng tụt hạng.

(vasep.com.vn) Theo Hiệp hội các nhà sản xuất thủy sản đóng hộp Tây Ban Nha (ANFACO-CECOPESCA), khi lạm phát gia tăng ngành công nghiệp sản xuất hải sản đóng hộp của châu Âu cần tập trung vào việc tạo ra giá trị gia tăng, chất lượng và marketing trong khi không ngừng cố gắng cạnh tranh bằng chi phí.

(vasep.com.vn) Sau nhiều tháng tăng trưởng tốt bất chấp lạm phát, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đã chững lại trong tháng 10/2022. Giá trị XK trong tháng này chỉ tăng 4% so với cùng kỳ năm 2021, đạt hơn 76 triệu USD, mức thấp thứ 2 kể từ đầu năm tới nay. Tính luỹ kế 10 tháng đầu năm 2022, kim ngạch XK cá ngừ đạt hơn 884 triệu USD, tăng 49% so với cùng kỳ năm 2021.

(vasep.com.vn) 10 tháng đầu năm 2022, kim ngạch XK cá ngừ đạt hơn 884 triệu USD, tăng 49% so với cùng kỳ năm 2021. Mỹ, Canada, Nhật Bản, Israel và Ảrập Xêut là 5 thị trường NK cá ngừ lớn nhất của Việt Nam

(vasep.com.vn) Theo cơ chế GSP+, Philippines được miễn thuế XK sang EU đối với 6.247 sản phẩm, bao gồm cả cá ngừ. Nhờ có chế độ này, các sản phẩm cá ngừ của Philippines có khả cạnh tranh tốt tại thị trường EU. Hiện EU là thị trường NK cá ngừ lớn nhất của nước này, chiếm tới hơn 51% tổng kim ngạch XK qua các năm.

(vasep.com.vn) Giá cá ngừ vây vàng Ấn Độ Dương (IO) giao vào cuối tháng 10 và đầu tháng 11/2022 đã giảm mạnh so với mức 3.250 – 3.350 EUR/tấn trong những tháng trước đó, một phần là do doanh số bán cá ngừ đóng hộp thấp hơn dự kiến.

(vasep.com.vn) Tháng 9/2022, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt trên 3,7 triệu USD, tăng 75% so với cùng kỳ năm 2021. Con số tăng trưởng này đã phản ánh xu hướng tích cực XK sang thị trường Nhật Bản vì không chỉ cao hơn sao với cùng kỳ, con số này còn cao gần gấp đôi so với cùng kỳ 2019.

(vasep.com.vn) Chính phủ Maldives và Liên minh Châu Âu (EU) đã thảo luận về việc miễn thuế nhập khẩu các sản phẩm cá ngừ NK từ Maldives sang các nước EU.

(vasep.com.vn) Giá cá ngừ vằn giao tại Bangkok, Thái Lan trong tháng 10/2022, giảm đáng kể so với tháng 9, xuống còn 1.600 USD/tấn.

(vasep.com.vn) Ủy ban Châu Âu đã đưa ra mức tối đa đối với 3 chất phụ gia có trong các sản phẩm cá ngừ để giải quyết vấn đề gian lận thực phẩm. Uỷ ban cho biết, khi các mức phụ gia quá cao có thể khiến cho người tiêu dùng có nguy cơ nhiễm độc histamine, còn được gọi là scombroid (hay ngộ độc thực phẩm scombroid).

(vasep.com.vn) Sau nhiều tháng sụt giảm liên tục, xuất khẩu (XK) cá ngừ của Việt Nam sang Anh đã tăng trưởng mạnh trở lại trong tháng 9/2022. Giá trị XK cá ngừ sang thị trường này trong tháng 9 tăng 162% so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, con số này không đủ bù đắp cho lượng sụt giảm trước đó, nên kim ngạch XK sang thị trường này trong 9 tháng đầu năm 2022 vẫn giảm 28% so với cùng năm 2021, đạt gần 3,4 triệu USD.

(vasep.com.vn) Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang EU tiếp tục tăng trưởng tốt trong tháng 9/2022, đạt gần 31 triệu USD, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2021. Con số này góp phần nâng tổng giá trị XK cá ngừ trong quý 3/2022 lên hơn 46 triệu USD, tăng 47% so với cùng kỳ năm 2021. Và như vậy, sau sự sụt giảm trong quý 2, XK cá ngừ của Việt Nam sang thị trường này đã phục hồi. Đây cũng là một tín hiệu lạc quan vì con số này tăng 41% so với cùng kỳ năm 2019, thời điểm trước khi xảy ra đại dịch.

(vasep.com.vn) Sau sự bùng nổ “chưa từng có” về nhu cầu cá ngừ đóng hộp trong năm đầu tiên của đại dịch, thị trường Trung Đông đã ổn định.

(vasep.com.vn) 12 tháng qua là khoảng thời gian đặc biệt khó khăn với ngành cá ngừ do phải chịu các tác động liên tục của đại dịch Covid-19, cùng với sự gián đoạn thị trường và áp lực lạm phát.