Thị trường thế giới

(vasep.com.vn) Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, xuất khẩu (XK) cá ngừ của Việt Nam sang EU năm 2021 ở mức gần tương đương so với năm 2020, đạt 144 triệu USD, tăng 6%. Tuy nhiên, XK cá ngừ sang các nước trong khối đã có sự thay đổi và đáng chú ý nhất là XK sang thị trường Pháp.

(vasep.com.vn) Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã phát hành Dự thảo Hướng dẫn Chính sách tuân thủ đề xuất hướng dẫn mới cho nhân viên của mình về mức histamin trong các sản phẩm cá ngừ và thuỷ sản. Theo đó, FDA đã giảm các giá trị scombrotoxin (histamine) khi chúng gây ra mối đe doạ đối với sức khoẻ cộng đồng và khi cần can thiệp.

(vasep.com.vn) 10 tháng đầu năm nay, giá trị XK cá ngừ sang thị trường Mỹ, EU, CPTPP, Israel tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm 2020. Tính đến hết tháng 10, tổng giá trị XK cá ngừ Việt Nam đạt 593,9 triệu USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Để giúp doanh nghiệp, đối tác và khách hàng nắm bắt nhanh và đầy đủ toàn bộ bức tranh, năng lực về sản xuất - xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong chuỗi thời gian 5 năm (2016-2020) chỉ bằng một ấn phẩm nhỏ gọn, tiện lợi, VPHH VASEP tổng hợp, phát hành Poster “Toàn cảnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam, 2016-2020”.

(vasep.com.vn) Theo USDA, 9 tháng đầu năm nay, Mỹ NK trên 215 nghìn tấn cá ngừ, trị giá 1,35 tỷ USD, tăng 13% về khối lượng và 4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020. Việt Nam là nguồn cung cấp lớn thứ 2 với gần 30 nghìn tấn, trị giá gần 220 triệu USD. Việt Nam đang chiếm 16% thị phần NK cá ngừ tại Mỹ.

(vasep.com.vn) Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Bờ biển Mỹ (CBP) đã ra lệnh từ chối tất cả các lô hàng cá ngừ có nguồn gốc từ một tàu câu vàng mang cờ của Fiji sau khi một cuộc điều tra cho thấy tàu này đã sử dụng các biện pháp cưỡng bức lao động trong quá trình đánh bắt hải sản. Con tàu này thuộc đội tàu được chứng nhận của Hội đồng Quản lý Biển (MSC), chuyên cung cấp cá ngừ albacore cho Công ty TNHH Đánh bắt Thuỷ sản Thái Bình Dương (PAFCO) ở Fiji, công ty độc quyền sản xuất loin cá ngừ hấp cho nhà sản xuất đồ hộp Bumble Bee ở San Diego.

(vasep.com.vn) Sáng 10/8/2021, WB và VASEP đồng tổ chức Hội thảo trực tuyến công bố Báo cáo “Đánh giá tác động kinh tế từ phân tích thương mại của việc không tuân thủ quy định về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU): Trường hợp Việt Nam” - với mong muốn chia sẻ kết quả nghiên cứu, phân tích tác động của thẻ vàng IUU với thương mại, XK thuỷ sản Việt Nam và ảnh hưởng đối với ngành thủy sản, kinh tế và uy tín quốc gia nếu bị EU phạt thẻ đỏ.

(vasep.com.vn) Hiệp hội các nhà đánh bắt cá ngừ đông lạnh cỡ lớn (OPAGAC) đang thúc đẩy để logo APR AENOR về trách nhiệm xã hội của Tây Ban Nha được sử dụng như một tiêu chuẩn về xã hội cho các sản phẩm cá ngừ nhập khẩu vào EU nhằm ngăn chặn nguồn cá từ các đội tàu đánh bắt “vô nhân đạo và bất hợp pháp”. Các nhà phê bình xem đây một nỗ lực hướng tới chủ nghĩa bảo hộ thị trường và loại trừ các đối thủ cạnh tranh.

Sáng 7/6/2021, Uỷ ban Hải sản VASEP, Ban điều hành chương trình chống khai thác IUU của VASEP cùng với các DN chế biến XK hải sản đã có cuộc họp trực tuyến với lãnh đạo Tổng cục Thuỷ sản và Cục Thú y để trao đổi về các bất cập trong chuỗi khai thác, chế biến, xuất khẩu hải sản khai thác, đưa ra các kiến nghị tháo gỡ các vướng mặc nhằm khơi thông xuất khẩu và hướng tới tháo gỡ thẻ vàng IUU cho hải sản khai thác của Việt Nam.

(vasep.com.vn) Các trường hợp gian lận gần đây liên quan đến nhiệt độ bảo quản cá ngừ được tiêu thụ dưới dạng tươi sống đã buộc EU phải làm rõ quy định. Uỷ ban Châu Âu (EC) đã đưa ra thông báo về bản sửa đổi mới nhất về các yêu cầu vệ sinh cụ thể của khối thị trường này đối với thực phẩm có nguồn gốc động vật.

(vasep.com.vn) Thị trường cá ngừ Nhật Bản đang phải hứng chịu tác động quá lớn bởi đại dịch do virus corona gây ra. Các DN sản xuất và kinh doanh cá ngừ Nhật Bản đang hi vọng thị trường sẽ phục hồi sau khi Nhật Bản gỡ bỏ tình trạng khẩn cấp vào cuối tháng 5 năm ngoái, nhưng các sự kiện lớn vẫn bị trì hoãn trong khi nhiều người Nhật Bản vẫn cảnh giác với việc đi ăn nhà hàng khiến cho thị trường cá ngừ Nhật Bản sẽ phục hồi chậm. Điều này cũng đang ảnh hưởng tới xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang thị trường này.

(vasep.com.vn) Giữa vòng xoáy của đại dịch Covid-19, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Canada trong 11 tháng đầu năm 2020 vẫn tiếp tục tăng 25% so với cùng kỳ. Việc Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực từ ngày 14/01/2019 đã tạo đòn bẩy cho xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này.

(vasep.com.vn) Kể từ ngày 01/01/2020, Hạn ngạch Thuế quan Tự trị (ATQ) cho loin cá ngừ hấp đông lạnh sẽ được mở lại để nhập khẩu từ các nguồn bên ngoài khối EU, nhưng khối lượng này vẫn chưa được công bố chính thức.

(vasep.com.vn) Theo số liệu thống kê của Eurostat, cá ngừ đóng hộp là sản phẩm được tiêu thụ nhiều nhất tại Liên minh châu Âu.

(vasep.com.vn) Nhập khẩu cá ngừ vây vàng đông lạnh cập cảng Thái Lan trong 3 quý đầu năm 2019 giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua. Các chủ tàu đã không lấy lại được 35% sản lượng sụt giảm từ năm 2015 và tệ hơn nữa, nhu cầu cá ngừ vây vàng tại Thái Lan vẫn tiếp tục giảm.