Nam Phi ủng hộ phân hạn ngạch khai thác tại cuộc họp của Ủy ban Cá ngừ Ấn Độ Dương

(vasep.com.vn) Nam Phi cùng với 15 quốc gia thành viên khác của Ủy ban Cá ngừ Ấn Độ Dương (IOTC), đã kêu gọi thực hiện đề xuất phân bổ quyền khai thác cá ngừ và các loài liên quan để thúc đẩy sự công bằng và minh bạch cho nghề khai thác cá ngừ ở khu vực này.

Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nam Phi (DAFF) đã đệ trình 3 đề xuất liên quan đến lĩnh vực thẩm quyền của IOTC để thảo luận trong cuộc họp thường niên lần thứ 23 của IOTC diễn ra tại thành phố Hyderabad, Ấn Độ vào ngày 17/6.

Những đề xuất này bao gồm việc cho thuê tàu và cấp phép khai thác cho tàu cá nước ngoài đánh bắt các loài thuộc sự quản lý của IOTC, cùng với việc truy cập thông tin thỏa thuận và xây dựng kế hoạch tạm thời để phục hồi nguồn lợi cá ngừ vây vàng Ấn Độ Dương đang bị suy giảm.

Các đề xuất nhận được sự ủng hộ của 16 quốc gia trong nhóm G16, nhằm mục đích nâng cao thu nhập, đảm bảo an ninh lương thực và bảo vệ quyền lợi cho ngư dân và người lao động ngành thủy sản, bên cạnh việc cho phép các cộng đồng ngư dân ven biển có quyền ưu tiên tiếp cận các ngư trường truyền thống và nguồn lợi thuộc khu vực tài phán quốc gia của họ.

Các cuộc thảo luận về đề xuất này quá chậm trễ, đặc biệt là mức độ đánh bắt quá mức trữ lượng cá ngừ vây vàng ở Ấn Độ Dương. Đây là biểu hiệu rõ ràng của chế độ quản lý kém hiệu quả hiện tại.

Không thể hạn chế hoặc cắt giảm sản lượng khai thác cá ngừ vây vàng bị đánh bắt quá mức bởi các đội tàu công nghiệp lớn bằng cách giới hạn cường lực khai thác hoặc các biện pháp “không rõ ràng”, yêu cầu các quốc gia hạn chế sản lượng khai thác của họ, mà phải được thực hiện thông qua việc phân bổ quyền khai thác, theo DAFF.

Ông Siphokhazi Ndudane, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nam Phi, đồng thời là trưởng phái đoàn Nam Phi tại IOTC, cũng đã kêu gọi xem xét việc khai thác trong các vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) để ưu tiên cho các quốc gia ven biển và giảm rủi ro khai thác của các quốc gia treo cờ .

Khai thác trong các vùng đặc quyền kinh tế đối với quốc gia treo cờ là một giải pháp không công bằng trong quá khứ, đe dọa đến quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển đối với vùng biển của họ. Ông Ndudane cho biết. “Quan niệm rằng một quốc gia treo cờ nên được bảo đảm quyền tiếp cận nguồn lợi cá ngừ vào một quốc gia khác trong tương lai do họ đã “thuê” quyền tiếp cận vào quốc gia đó trong một thời gian ngắn, mâu thuẫn với các khung quản lý nghề cá quốc tế như Bộ quy tắc ứng xử của FAO đối với nghề cá có trách nhiệm”.

Ông Trian Yunanda, giám đốc quản lý nguồn lợi thủy sản của Bộ Hàng hải và Ngư nghiệp Indonesia, đồng thời là trưởng phái đoàn của Indonesia, cũng cho rằng hệ thống phân bổ nên được cải cách.

Phát triển một hệ thống phân bổ minh bạch và công bằng cho nghề cá ngừ Ấn Độ Dương, nơi ưu tiên quyền và nguyện vọng của các quốc gia ven biển hơn các quốc gia khai thác ở vùng nước xa, là ưu tiên cấp bách với bất kỳ một tổ chức cam kết hỗ trợ sự phát triển bền vững của các quốc gia ven biển và dừng cuộc đua đánh bắt quá mức trên vùng biển của họ. Giải pháp về vấn đề này đã bị trì hoãn quá lâu và một tiến trình rõ rệt hướng tới một kết quả công bằng phải được đưa ra tại cuộc họp tháng 6 của IOTC tại Hyderabad.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục