(vasep.com.vn) Một báo cáo mới của Tổ chức Phát triển Thủy sản Bền vững Quốc tế (ISSF) cho biết phần lớn các trữ lượng cá ngừ trên thế giới không đáp ứng các tiêu chuẩn của Hội đồng Quản lý Biển (MSC).
Chỉ có 6 trong số 19 trữ lượng cá ngừ thương mại lớn đang được quản lý để tránh tình trạng đánh bắt quá mức và khôi phục quần thể cá cạn kiệt, bởi vì phần lớn các loài này không được bảo vệ theo các quy tắc kiểm soát thu hoạch (HCRs) từ các tổ chức quản lý nghề cá khu vực (RFMOs).
"ISSF 2017-09: Đánh giá tính bền vững của các sản phẩm cá ngừ toàn cầu so với các tiêu chuẩn của hội đồng quản lý biển" cho thấy, mặc dù đã có tiến bộ trong việc xây dựng các chiến lược thu hoạch và thực hiện các quy tắc kiểm soát thu hoạch, nhưng đã không thực hiện các biện pháp kiểm soát đối với các trữ lượng trước khi khôi phục theo yêu cầu đã dẫn đến không có khả năng đáp ứng yêu cầu tối thiểu của tiêu chuẩn MSC về quy tắc kiểm soát thu hoạch.
Trong bản báo cáo tháng 12/2016, gần gấp đôi số trữ lượng so với năm 2017 (11 trong số 19) được quản lý tốt. Sự khác biệt này một phần do những sàng lọc được thực hiện vào năm 2017 về cách mà tiêu chuẩn MSC đánh giá các quy tắc kiểm soát thu hoạch.
Các tác giả lưu ý, việc cho điểm đã được thay đổi và có hướng dẫn bổ sung để giải thích văn bản hướng dẫn chấm điểm. Mục tiêu của những thay đổi này không phải là làm thay đổi tiêu chuẩn, nhưng để tiếp tục cải thiện tính nhất quán trong định nghĩa và ứng dụng trong nhiều loại thủy sản xem xét chứng nhận này.
Nguyên tắc 1 của MSC nêu rõ: "Một hoạt động nghề cá phải được thực hiện theo cách không dẫn đến tình trạng đánh bắt quá mức hoặc gây cạn kiệt quần thể khai thác, và đối với những quần thể đã cạn kiệt, nghề cá phải được tiến hành theo cách để có thể phục hồi quần thể đó."
Trong số 7 trữ lượng cá ngừ ở Đại Tây Dương, hai quần thể đã nhận được điểm vượt qua nguyên tắc chung: cá ngừ vây vàng và cá ngừ albacore phía bắc, "đã hồi phục từ việc giảm sinh khối cách đây vài thập kỷ".
Cá ngừ vằn Tây Thái Bình Dương, cá ngừ vây đông Thái Bình Dương, cá ngừ vây đông Thái Bình Dương, và cá ngừ vây Ấn Độ Dương đều đã nhận được điểm trên điểm cơ bản.
Ngược lại, ở Thái Bình Dương, 4 trữ lượng không đạt điểm trung bình: cá ngừ vây vàng phía Tây; cá ngừ albacore phía bắc, cá ngừ albacore phía Nam, và cá ngừ mắt to phía, "trữ lượng những loài này đang trải qua sự suy giảm đều kể từ những năm 1970".
Tương tự như vậy, ở Ấn Độ Dương, cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt to và cá ngừ albacore đều nhận được điểm thấp hơn điểm trung bình.
ISSF cho biết, các trữ lượng cá ngừ vây vàng ở Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương cần phải khôi phục, cũng giống như cá ngừ mắt to Đại Tây Dương.
Cá ngừ albacore Địa Trung Hải và cá ngừ vây vàng Ấn Độ Dương có điểm thấp nhất về các chỉ số hoạt động - bao gồm cả việc khôi phục trữ lượng, chiến lược thu hoạch và các quy tắc và công cụ kiểm soát thu hoạch.