Xuất khẩu tôm sang Nga bị ảnh hưởng bởi xung đột Nga-Ukraine

(vasep.com.vn) Nga đứng thứ thứ 9 về nhập khẩu tôm của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 1% trong tổng giá trị xuất khẩu tôm của nước ta. Tính tới 15/2/2022, xuất khẩu tôm sang Nga đạt 3,3 triệu USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm 2021. Năm 2021, xuất khẩu tôm sang Nga đạt 44,5 triệu USD, giảm 0,8% so với năm 2020.

Chú thích ảnh

XK tôm sang Nga từ 2016 đến 2021 không ổn định, dao động từ 15,2 triệu USD đến 44,8 triệu USD. XK sang Nga đạt cao nhất năm 2020 và thấp nhất năm 2018.

Nga được coi là một trong những thị trường tiềm năng của tôm Việt Nam với nhu cầu tốt, cùng với lợi thế thuế quan từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á Âu (EAEU). Tuy nhiên, số DN được cấp phép XK vào thị trường này còn hạn chế, thủ tục đăng ký phức tạp, thời gian xét duyệt kéo dài, các hàng rào phi thuế quan như quy định an toàn thực phẩm, kiểm dịch chất lượng của Nga khá chặt chẽ theo quy định riêng của Nga cũng như theo VN- EAEUFTA...

Các công ty XK tôm sang Nga đứng đầu như công ty cổ phần Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú, công ty CP Chế biến Thủy sản Xuất Nhập Khẩu Kiên Cường, công ty CP Thủy sản Minh Hải, Công ty CP Camimex...

Các sản phẩm tôm chính của Việt Nam XK sang Nga gồm tôm chân trắng tươi bỏ đầu, lột vỏ bỏ đuôi tẩm bột đông lạnh, tôm chân trắng tươi bỏ đầu, bỏ đuôi PD đông lạnh, tôm chân trắng tẩm bột đông lạnh, tôm tươi bỏ đầu, lột vỏ bỏ đuôi tẩm bột đông lạnh, tôm chân trắng đông lạnh PDTO, tôm chân trắng bỏ đầu, còn đuôi HLSO  tươi đông lạnh, tôm thẻ lột vỏ đã bỏ đầu còn đuôi đông lạnh, tôm thẻ chân trắng bỏ đầu còn đuôi HLSO tươi đông lạnh...

Những ngày gần đây, XK tôm sang Nga đã bị ảnh hưởng bởi chiến sự giữa Nga và Ukraine. Các lô hàng đi Nga đã xuất nhưng chưa biết có được thông quan hay không và hầu hết các DN XK tôm sang Nga hiện đang gặp khó khăn về khâu thanh toán qua ngân hàng.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, căng thẳng Nga – Ucraine khiến thương mại nông nghiệp Việt Nam với Nga và Ucraine có thể bị suy giảm đáng kể. Những tác động đó đến từ việc ngắt hệ thống thanh toán quốc tế (SWIFT) các ngân hàng quốc tế lớn của Nga; phong tỏa tài sản của các ngân hàng tập đoàn lớn; ngăn cản xuất nhập khẩu; ngừng cung cấp tín dụng; đứt gãy chuỗi cung ứng, sự mất giá của đồng rúp, tăng lạm phát, bất ổn thị trường chứng khoán toàn cầu…

Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi các rủi ro về thanh toán quốc tế, đứt gãy chuỗi cung ứng trong xuất nhập khẩu bởi các hãng tàu lớn đã tuyên bố không vận chuyển đi và đến Nga dẫn đến tăng chi phí vận chuyển; tăng chi phí đầu vào nhập khẩu đối với hàng hóa cơ bản; nhu cầu suy giảm ở Nga, Ucraine và các nước liên quan.

Trước thực tế trên, Bộ NN&PTNT đề nghị các doanh nghiệp theo dõi sát tình hình, phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội ngành hàng và Ngân hàng Nhà nước để hỗ trợ trong việc thanh toán khi có hàng xuất khẩu đi Nga nhưng giao dịch tài chính đang bị đình trệ.

Sẽ hướng đến giải pháp xử lý khó khăn trước mắt do ngưng trệ thị trường Nga và Ucraina; Giải pháp đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, kể cả các thị trường trước đây có lượng nhập khẩu khá lớn (EU, Trung Quốc, Trung Đông,…) từ Nga, Ukraine đối với các mặt hàng trong đó có thủy sản.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục
  • bc_tom
  • Báo cáo ngành tôm