Nhập khẩu tôm của Trung Quốc có thể vượt 1 triệu tấn năm 2023

(vasep.com.vn) Gorjan Nikolik, nhà phân tích thủy sản trưởng của Rabobank, cho biết Trung Quốc dự kiến nhập khẩu 1 triệu tấn tôm, trị giá 7 tỷ USD vào năm 2023. Tăng trưởng Trung Quốc là một sự cần thiết trong 2023 khi giá tôm tương đối thấp, ngành tôm cần một thị trường tiêu thụ mạnh.

Trong 2022, nhập khẩu tôm Trung Quốc tăng mạnh nhờ tăng trưởng tổng NK thủy sản 35% lên 19,1 tỷ USD và tổng khối lượng tăng 21% lên 4,19 triệu tấn. Ecuador là nhà cung cấp tôm lớn nhất tại thị trường Trung Quốc với 565.000 tấn tôm, tăng 49% so với 2021. Ấn Độ theo sau với 137.000 tấn, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính theo giá trị, NK của Trung Quốc từ hai nước lần lượt tăng 63% và 28% lên 3,54 tỷ USD và 924 triệu USD. Các nhà cung cấp lớn khác gồm Việt Nam, Thái Lan, Argentina, Ả Rập Xê Út. 

Khi thu nhập trung bình của người Trung Quốc tăng 4% hoặc 5%, nhu cầu nhập khẩu động vật giáp xác và cá biển tăng 10% hoặc 12%. Nói cách khác, độ co giãn của cầu theo thu nhập đối với hải sản nhập khẩu cao. Nền kinh tế Trung Quốc được dự báo sẽ tăng trưởng 5% trong năm nay. Vì vậy, 1 triệu tấn NK hoàn toàn khả thi. Ông cho biết các nước sản xuất tôm sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ sự phát triển NK thủy sản của Trung Quốc. Dù Trung Quốc luôn có chính sách tự cung tự cấp lương thực, chính sách này vẫn chưa thực sự hiệu quả đối với hải sản. 

Chú thích ảnh

Nhập khẩu tôm của Trung Quốc có thể vượt 1 triệu tấn năm 2023

Fan Xubing, Giám đốc Seabridge Marketing cho rằng nhu cầu tôm tăng nhờ sự đổi mới sản phẩm ở Trung Quốc. Xiahua - một sản phẩm được làm từ tôm cỡ nhỏ nuôi tại địa phương, dùng để nấu lẩu - là một trong nhiều sản phẩm tôm ngày càng phổ biến đối với người tiêu dùng Trung Quốc. Xiahua, mắm tôm, bánh tôm đều là những phụ phẩm từ tôm nước ấm cỡ nhỏ, giá trị thấp. 

Tôm tẩm bột cũng đang trở nên phổ biến. Ngoài ra, nhu cầu đối với tôm đông lạnh, còn đầu, còn vỏ cũng tăng. Tôm là mặt hàng nhập khẩu phổ biến vì tính linh hoạt, có thể thay đổi và thích nghi với các xu hướng ấm thực mới. Ngoài ra, Covid khiến người dân Trung Quốc quan tâm đến các protein động vật tốt cho sức khỏe, trong đó có tôm. 

Giá tôm trong nước cao

Trạm Giang, miền nam Trung Quốc từng là một địa phương sản xuất tôm lớn. Tuy nhiên, hiện nay giá tăng, nguồn cung nguyên liệu đầu vào thiếu, các nhà máy địa phương ở Trạm Giang phải nhập khẩu nguyên liệu thô từ nước ngoài. Những người nuôi tôm địa phương còn lại sẽ nhắm mục tiêu vào thị trường tôm sống và tươi sống của Trung Quốc, nơi họ có thể bán được giá cao. Nông dân tập trung nuôi tôm cỡ lớn và bán tôm sống ở các thị trường địa phương.

Chú thích ảnh

Bệnh trên tôm càng làm giảm sản lượng tôm ở Trung Quốc

Do đó, ở Quảng Đông, tôm cỡ lớn -- từ 60 con/kg trở xuống -- thường có giá 40 NDT/kg (5,82 USD/kg) tại đầm, ngay cả trong thời kỳ cao điểm sản xuất theo mùa. Mức giá này cao hơn gấp đôi so với giá tại trang trại đối với tôm có kích cỡ tương tự ở Ecuador.

Bệnh trên tôm càng làm giảm sản lượng tôm ở Trung Quốc. Sự bùng phát của vibrio, bệnh hoại tử gan tụy cấp tính và đốm trắng khiến nhiều nông dân ở Trạm Giang phải thu hoạch sớm với kích cỡ nhỏ. Ông cho biết tôm sau đó được bán với giá thấp hơn nhiều cho các nhà chế biến địa phương, những người chế biến tôm thành các sản phẩm như xiahua. Số lượng nông dân sản xuất tôm tại Trung Quốc ngày càng giảm, tạo cơ hội lớn cho các nhà NK. 

Thùy Linh (Theo undercurrentnews)

Bình luận bài viết

Tin liên quan
Tin cùng chuyên mục