Giảm lượng khí thải carbon sẽ là yêu cầu trong tương lai của ngành tôm

(vasep.com.vn) Tập đoàn Thai Union đang thực hiện mục tiêu sản xuất tôm trung tính carbon, một mục tiêu mà giám đốc R&D của tập đoàn cho biết phải thực hiện bằng cách giảm sản lượng carbon sản xuất ra thay vì gián tiếp bù đắp carbon ở những nơi khác.

Từ vài năm nay, tập đoàn thủy sản Thai Union Group đã thực hiện sứ mệnh giảm sản lượng các-bon trong các hoạt động nuôi tôm của mình.

Giám đốc đổi mới ông Tunyawat Kasemsuwan cho biết, ông tin rằng lượng khí thải carbon cần phải chịu bị áp lực từ nhiều hướng, tương tự như tính bền vững. Chính phủ sẽ phân loại bao bì đỏ và xanh để thể hiện sản phẩm nào có lượng khí thải các-bon cao."

“Trên hết, người tiêu dùng sẽ phải trả thêm khoản phí cho những sản phẩm được gắn mác “có lượng khí thải các-bon cao”. Người tiêu dùng đã bắt đầu nhận thấy điều này vì xuất hiện giá cao hơn đối với sản phẩm được ghi 'sản phẩm này tạo ra lượng X carbon’. Việc này sẽ gây áp lực lên các nhà sản xuất và bán lẻ, vì vậy chúng tôi cần phải sẵn sàng cho điều đó."

Do đó, trọng tâm chính của nghiên cứu của tập đoàn là giảm thiểu lượng khí thải các-bon càng nhiều càng tốt. Mục tiêu cuối cùng sẽ là sản xuất tôm trung tính carbon, mặc dù ông Kasemsuwan thừa nhận rằng hiện tại vẫn mục tiêu này chỉ là một giấc mơ viển vông.

Ông giải thích thêm: “Đó là một khát vọng. Nếu chúng tôi có thể sản xuất và đưa sản phẩm đó đến người tiêu dùng, họ sẽ thấy rằng sản phẩm mà họ đang mua không ảnh hưởng đến lượng khí thải các-bon của thế giới. Tôi nghĩ sẽ rất thú vị khi thấy những sản phẩm như vậy.”

 Ở giai đoạn này, công ty không thể cam kết mốc thời gian cụ thể, vì công ty chủ yếu mua tôm từ các nhà cung cấp khác thay vì tự sản xuất.

"Nhưng nếu điều này là cần thiết trên thị trường thì chúng tôi có thể nói với người nông dân rằng đây là một công nghệ hoặc thức ăn chăn nuôi sẽ làm cho tôm của họ trở nên trung tính với carbon "hoặc thải ra ít  carbon hơn". Sau đó, họ có thể chứng minh tôm họ sản xuất chứa lượng khí thải carbon thấp."Với suy nghĩ này, Thai Union hiện đang tập trung đầu tư vào công nghệ nuôi trồng thủy sản có thể nâng cao hiệu quả của quá trình nuôi và giảm thiểu chất thải.

Chú thích ảnh

Giảm lượng carbon trên tôm được dự đoán là xu hướng tương lai

Một dự án Thai Union đang đầu tư và đóng vai trò chủ chốt từ năm 2019 là máy gia tốc và vườn ươm công nghệ thực phẩm SPACE-F thực hiện bởi công ty thủy sản HydroNeo của Đức và Thái Lan.

Thai Union cũng đang đầu tư vào nền tảng công nghệ sinh học tham gia vào vòng tài trợ 4,3 triệu đô la cho ViAqua Therapeutics vào năm ngoái. ViAqua Therapeutics là công ty sản xuất các viên nang chứa các hạt RNA được thiết kế để chống lại các bệnh do vi rút gây ra, trong trường hợp này có thể áp dụng cho tôm. Đây là một công ty công nghệ RNA cho nuôi trồng thủy sản; có thể có nó và kết hợp nó vào thức ăn, vì vậy sẽ rất dễ dàng áp dụng nó vào nuôi tôm."

Trọng tâm chiến lược là trực tiếp giảm lượng khí thải carbon trên tôm thay vì chỉ bù đắp bằng cách sử dụng chiến lược giảm thiểu gián tiếp carbon, mà theo ông Kasemsuwan là không hiệu quả.

Nhằm sử dụng thức ăn thay thế để giảm thiểu lượng các-bon, tập đoàn Thai Union đã tham gia vào nhiều cuộc thử nghiệm nghiên cứu đối với các thành phần thức ăn thay thế mới, cho dù là tảo, côn trùng hay thậm chí là protein đơn bào.

Quỹ mạo hiểm của tập đoàn thậm chí đã đầu tư vào một nhà máy sản xuất côn trùng, công ty khởi nghiệp Flying Spark của Israel. Theo ông Kasemsuwan, Flying Spark đang đạt được thành công lớn. Công ty đã cho ra thành công đợt bột côn trùng đầu tiên để thay thế bột cá trong những năm tới khi chào bán công khai ở Israel và hiện đang xây dựng 1 nhà máy ở Thái Lan.

Tuy nhiên, việc áp dụng rộng rãi bột côn trùng hoặc các chất thay thế bột cá khác trong nuôi tôm ở Thái Lan vẫn còn nhiều thách thức, theo chủ tịch Rittirong Boonmechote của Thai Union về mảng kinh doanh đông lạnh toàn cầu.

Ông cho biết: “Hàng năm, chúng tôi đang cố gắng giảm lượng protein từ bột cá bằng cách bổ sung nhiều protein hơn từ đậu nành, từ các loại protein và rau thay thế khác, v.v.Protein côn trùng là một trong những lựa chọn đó, nhưng phải có khối lượng lớn hơn, nếu không giá thành sẽ quá cao so với bột cá. Tôi nghĩ rằng protein từ côn trùng có chất lượng tốt, và có thể được sử dụng để thay thế bột cá, nhưng nếu chỉ sản xuất một khối lượng nhỏ chi phí sẽ cao.” Sẽ mất thời gian trước khi quy mô sản xuất protein côn trùng công nghiệp xuất hiện, hiện nay việc sản xuất nó vẫn còn kém xa so với những gì Thai Union mong đợi do chi phí là vì nó quá cao.

Trong khi đó, giá dầu cá hiện đang tăng cao đã gây ra một nhu cầu tìm những thành phần thay thế như dầu tảo, tuy nhiên việc thay đổi công thức không chỉ mất thời gian mà còn cần phải dùng đến một khoản ngân sách lớn

Tập đoàn Thai Union cũng đang là đối tác của một công ty tảo (Corbion) ở Hà Lan, vì vậy có thể học hỏi và chuyển giao công nghệ. Nhưng còn quá sớm để nói khi nào sẽ xảy ra.

Thùy Linh (Theo The Undercurrentnews)

 

Bình luận bài viết

Tin liên quan
Tin cùng chuyên mục