FAO dự báo giá thủy sản nuôi tăng mạnh hơn thủy sản đánh bắt tự nhiên

(vasep.com.vn) Năm 2020, Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) dự đoán giá thủy sản nuôi sẽ tăng 24% và giá thủy sản đánh bắt tự nhiên tăng 23% vào năm 2030. Tuy nhiên hiện nay con số này được dự đoán lần lượt là 29% và 19%.

Theo báo cáo mới nhất của FAO về tình hình khai thác và nuôi trồng thủy sản thế giới (SOFIA), ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản dự kiến sẽ kết thúc thập kỷ với giá cao hơn về mặt danh nghĩa.

Giá trung bình các sản phẩm giao dịch được dự đoán có mức tăng cao nhất, tăng 33% trong năm 2030 so với năm 2020, tiếp theo là giá cá nuôi trung bình tăng 29%, cao hơn giá cá đánh bắt tự nhiên (19%, không bao gồm các sản phẩm thủy sản không dùng làm thực phẩm) 

So với dự đoán trong báo cáo SOFIA 2020, FAO hiện nhận thấy giá trung bình đối với thủy sản đánh bắt tự nhiên tăng trưởng ít hơn so với con số dự kiến là 23% trong khi giá thủy sản nuôi dự kiến sẽ tăng thêm 5% so với 24% dự kiến. 

Các yếu tố thúc đẩy xu hướng phát triển này đến từ cả hai phía cung và cầu. Về phía cầu, thu nhập được cải thiện, dân số tăng trưởng và giá thịt tăng làm tăng cầu tiêu dùng thủy sản. Về phía cung, sản lượng đánh bắt thủy sản tự nhiên tăng nhẹ, sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng trưởng chậm lại và áp lực chi phí đầu vào quan trọng như thức ăn, năng lượng và dầu cá làm giảm cung. Thêm vào đó, sản lượng  khai thác và nuôi trồng thủy sản của Trung Quốc giảm làm tăng giá tại thị trường này, ảnh hưởng đến giá thủy sản thế giới.

Giá thủy sản nuôi cũng sẽ tăng do giá bột cá và dầu cá dự kiến sẽ tăng lần lượt  11% và 1% trên danh nghĩa vào năm 2030, do nhu cầu thế giới tăng mạnh.

Giá thức ăn cao cũng có thể có tác động đến thành phần loài trong nuôi trồng thủy sản, với sự chuyển hướng sang các loài cần ít thức ăn hơn, thức ăn rẻ hơn hoặc thậm chí không cần  thức ăn”. Giá sản xuất và nhu cầu tiêu dùng thủy sản làm  tăng giá trung bình của  thủy sản thế  giới năm 2030, ước tính tăng khoảng 18% so với năm 2020."

Nuôi trồng thủy sản được dự đoán sẽ chiếm tỷ trọng cao hơn trong nguồn cung cấp thủy sản và nuôi trồng thủy sản thế giới vì vậy tác động mạnh hơn đến việc hình thành giá cả trên thị trường thủy sản trong nước và quốc tế”.

Giá bột cá và dầu cá sẽ giảm nhiều. Tuy nhiên, cả hai mức giá đều đang ở mức khá cao và đến năm 2030, giá bột cá sẽ vẫn cao hơn 28% so với năm 2005.

Theo báo cáo, tình trạng này diễn ra rõ ràng hơn đối với dầu cá, khi giá thực tế vào năm 2030 dự kiến sẽ cao hơn 70% so với mức năm 2005. Nếu các yếu tố khác không đổi, chuyển đổi cá tạp và phụ phẩm cá thành bột cá và dầu cá vẫn là hoạt động sinh lợi lớn trong thập kỷ tới. "

Chú thích ảnh

Chuyển đổi cá tạp và phụ phẩm thành bột cá và dầu cá là ngành công nghiệp mang lại nhiều lợi nhuận

Tiêu dùng và nhu cầu vẫn tăng nhưng với tốc độ chậm hơn

Nhìn chung, đến năm 2030, FAO dự đoán sản lượng thủy sản cho tiêu dùng sẽ tăng 24 triệu tấn so với 2020, đạt 182 triệu tấn. Mức tăng tổng thể là 15%, chậm hơn so với mức tăng trưởng 23% trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020.

Sự suy giảm này chủ yếu phản ánh lượng thủy sản bổ sung và sản lượng nuôi trồng thủy sản có sẵn giảm, giá thủy sản cao hơn về mặt danh nghĩa, tốc độ tăng dân số giảm và nhu cầu bão hòa ở một số quốc gia. Tiêu biểu là các quốc gia có thu nhập cao, nơi tiêu thụ thủy sản được dự báo sẽ tăng trưởng rất ít, mức tăng trung bình hàng năm là 0,20% trong giai đoạn 2020- 2030. Ngoài ra, hầu hết sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản sẽ nhằm vào nhu cầu tiêu dùng của con người, tỷ trọng dự kiến sẽ tăng nhẹ từ 89% vào năm 2020 lên 90% vào năm 2030.

Theo FAO, các yếu tố chính đằng sau sự gia tăng tiêu thụ thủy sản toàn cầu sẽ là sự kết hợp của nhu cầu cao do thu nhập tăng và quá trình đô thị hóa, gắn với việc mở rộng sản xuất đánh bắt và nuôi trồng, cải tiến phương pháp  thu hoạch và mở rộng kênh phân phối thương mại hóa các sản phẩm thủy sản.

Nhu cầu tăng chủ yếu đến từ các nước có thu nhập trung bình, dự kiến sẽ chiếm 82% mức tăng tiêu thụ và tiêu thụ 73% lượng cá và hải sản có sẵn cho con người vào năm 2030.

Tiêu thụ thủy sản ở các nước châu Á được dự đoán dẫn đầu sự tăng trưởng, tiêu thụ khoảng 72% lượng thủy sản trên thế giới vào năm 2030. Mức tăng trưởng tiêu thụ thủy sản thấp nhất là ở châu Đại Dương. Báo cáo kết luận rằng tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người dự kiến đạt 21,4kg vào năm 2030, tăng từ 20,2 kg vào năm 2020.

Thùy Linh (Theo undercurrentnews)

Bình luận bài viết

Tin liên quan
Tin cùng chuyên mục